Thứ Hai, 06/04/2015 13:08

Hồi phục sau khủng hoảng: Cổ phiếu Việt Nam tăng “kiểu” nào?

Chứng khoán Việt Nam xác lập vùng đáy sau khủng hoảng vào ngày 27/02/2009. Đây là thời điểm đánh dấu sự hồi phục trở lại của thị trường, nhưng bên cạnh những ngành “hot” thu hút mạnh dòng tiền thì cũng có những ngành bị giới đầu tư ”bỏ quên”.

Sau khủng hoảng cổ phiếu ngành nào sẽ lên ngôi?

Xu hướng hồi phục của các chỉ số chứng khoán và các nhóm cổ phiếu đã bắt đầu trở lại từ cuối tháng 02/2009, sau quãng thời gian giảm điểm liên tục vì chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.

Tính từ thời điểm tạo đáy ngày 27/02/2009 khi chỉ số VN-Index đứng ở mức thấp nhất 234.99 điểm, đến thời  điểm hiện tại (31/03/2015) chỉ số VN-Index đạt 551.13 điểm đã tăng mạnh 134.5% với mức tăng bình quân hàng năm 15.3%. Xu hướng tăng điểm diễn ra trong năm 2009, sau đó thị trường giảm trở lại trong các năm 2010 và 2011 nhưng vẫn duy trì ở mức hơn so với vùng đáy được thiết lập ngày 27/02/2009. Sau giai đoạn khó khăn này thì thị trường đã bật tăng mạnh trở lại.

Tuy chỉ số VN-Index tăng điểm mạnh nhưng xu hướng hồi phục của các nhóm ngành trên thị trường diễn ra khác nhau, trong đó có 16 ngành tăng điểm và 6 ngành có mức tăng mạnh hơn thị trường.

Những ngành hồi phục mạnh nhất

Nhóm cổ phiếu ngành Thực phẩm-Đồ uống được dòng tiền đổ vào mạnh nhất trong giai đoạn phục hồi và giúp ngành này có mức tăng trưởng trung bình (CAGR) ấn tượng 47%. Các nhóm cổ phiếu có mức tăng trưởng mạnh tiếp theo là Nông–Lâm–Ngư với 25.4%, SX Nhựa – Hóa chất 19.4%, Bảo hiểm 16.9%, Ngân hàng 16.2%, SX Tôn thép 15.7%.

Có thể thấy, dòng tiên đầu tư đã tập trung mạnh nhất vào những ngành cơ bản. Trong khi đó, sự hiện diện của nhóm cổ phiếu tài chính như Bảo hiểm và Ngân hàng là điều có thể hiểu được khi đây là một trong số những ngành quan trọng đóng góp vào sự hồi phục của nền kinh tế.

Cách ngành hồi phục mạnh nhất từ tháng 02/2009 - 03/2015 (Nguồn: VietstockUpdater)

Diễn biến hồi phục của các ngành nổi bật từ tháng 02/2009 - 03/2015 (Nguồn: VietstockUpdater)

 

Những ngành có xu hướng hồi phục yếu hơn

Khá nhiều nhóm ngành nóng có mặt trong nhóm những ngành có xu hướng hồi phục yếu, chẳng hạn như Xây dựng, Bất động sản, Chứng khoán với mức tăng trung bình lần lượt 12.2%, 14.3% và 8.6%.

Khá bất ngờ khi dòng tiền lại “hạn chế” chảy vào những ngành hàng thiết yếu như Dược phẩm, Tiện ích công hay Sản xuất hàng gia dụng trong giai đoạn sau khủng hoảng. Mức tăng trưởng ở những ngành này tương đối thấp khi chỉ đạt mức tăng bình quân tương ứng 1.2%, 10.2% và 3.5%.

Các ngành có tốc độ hồi phục thấp hơn VN-Index từ tháng 02/2009-03/2015 (Nguồn: VietstockUpdater)

Diễn biến của các ngành có tốc độ hồi phục thấp hơn VN-Index từ tháng 02/2009-03/2015 (Nguồn: VietstockUpdater)

Và những ngành bị dòng tiền “bỏ quên”

Các nhóm bị dòng tiền “bỏ quên” bao gồm CNTT-Truyền thông giảm trung bình đến 23.6%; tiếp theo là SX Cơ khí giảm 15%, DV Lưu trú – Giải trí giảm 9.9%, SX Cao su giảm 8.2%, SX Vật liệu Xây dựng giảm 7.3% và Khai khoáng giảm 4.0%

Đáng chú ý, giao dịch tại nhóm cổ phiếu CNTT-Truyền thông, DV Lưu trú – Giải trí, SX Vật liệu Xây dựng, SX Cơ khí luôn dưới mức đáy được thiết lập vào 27/02/2009 từ năm 2011 đến nay. Trong khi đó, xu hướng tiêu cực của nhóm SX Cao su bắt đầu diễn ra từ năm 2014 khi giá cao su thế giới lao dốc.

Các ngành giảm điểm từ tháng 02/2009-03/2015 (Nguồn: VietstockUpdater)

Diễn biến của các ngành bị dòng tiền “bỏ quên” (Nguồn: Vietstock Updater)

Duy Nam

Các tin tức khác

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 06/04 (06/04/2015)

>   PID: Tạm ngừng giao dịch từ ngày 06/04 do vi phạm công bố thông tin (06/04/2015)

>   HLG: Vào diện kiểm soát từ 10/04 (05/04/2015)

>   PTKT phiên chiều 03/04: VN-Index khó vượt vùng 550 – 560 điểm (03/04/2015)

>   TVG: Giải trình về ý kiến ngoại trừ tại báo cáo kiểm toán (03/04/2015)

>   Offline Câu lạc bộ PTKT Vietstock tháng 04/2015 tại Hà Nội (03/04/2015)

>   DRH ra khỏi diện bị cảnh báo từ 06/04 (03/04/2015)

>   CYC vào diện cảnh báo từ 09/04 (03/04/2015)

>   MDG vào diện cảnh báo từ 09/04 (03/04/2015)

>   PPS: Thay đổi người ủy quyền công bố thông tin (03/04/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật