Thứ Hai, 06/04/2015 09:50

Doanh nghiệp tăng vốn “khủng”, ngại gì kế hoạch hoàng tráng

Có một sự đồng thuận đối với các doanh nghiệp niêm yết muốn tăng vốn khủng trong năm 2015 đó là kế hoạch kinh doanh rất hoàng tráng. Điểm qua gần 100 doanh nghiệp niêm yết công bố kế hoạch 2015 thì hầu hết nhóm doanh nghiệp có kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đột biến thường đi kèm với kế hoạch tăng vốn khủng.

Bảng biểu KH kinh doanh của DN tăng vốn khủng


Trong số này, với lý do thị trường bất động sản đang hồi phục, nhiều doanh nghiệp trong ngành này theo đó khởi động đầu tư hàng loạt các dự án. Và nguồn vốn để huy động cho dự án chính chủ yếu đến từ phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Đầu tiên, phải kể đến hai đại gia bất động sản lớn là Tập đoàn FLC và Địa ốc Hoàng Quân (HQC) khi cùng đặt kế hoạch kinh doanh đột phá trong năm 2015. Trong khi FLC đặt kế hoạch lãi trên 1,000 tỷ đồng và tăng vốn từ 3,749 tỷ lên 8,398 tỷ đồng thì HQC cũng đưa ra kế hoạch lãi gấp 10 lần thực hiện năm 2014, ở mức trên 320 tỷ đồng và tăng vốn gấp đôi lên 4,000 tỷ đồng.

Đáng chú ý là lãnh đạo của FLC và HQC đều rất tin tưởng với kế hoạch này. Chia sẻ tại Hội thảo giới thiệu “Cơ hội và tiềm năng Tập đoàn FLC” diễn ra vào chiều ngày 15/01, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC, cho biết ước tính lợi nhuận năm 2015 có thể đạt đến mức 1,000 tỷ đồng, đó là đã còn để dành cho năm 2016.

Còn Chủ tịch HQC, ông Trương Anh Tuấn, chia sẻ với người viết rằng kế hoạch 2015 chắc chắn thành công, trong đó 50% lợi nhuận đến từ các dự án nhà ở xã hội, còn lại đến từ các mảng khác như khu công nghiệp, tài chính, giáo dục…

Ngoài ra, cón có Tập đoàn Sao Mai (HOSE: ASM) đang trình phương án phát hành gần 223 triệu cp cho cổ đông hiện hữu nhằm tăng vốn lên 3,299 tỷ đồng. Kế hoạch kinh doanh năm 2015 của ASM theo đó mà tăng mạnh 66% so với thực hiện năm 2014, ở mức 134 tỷ đồng.

Mức độ “mạnh tay” đề kế hoạch của ASM vẫn còn thấp nếu so với Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) khi đưa kế hoạch lãi ròng 2015 đạt 234 tỷ đồng, gấp 5.5 lần so với kết quả năm 2014. Kế hoạch của PDR xây dựng chủ yếu dựa vào dự án The EverRich 2 (năm 2014 nhờ bàn giao 100 căn hộ mà lợi nhuận đạt hơn 53 tỷ đồng) khi mà các dự án chủ đạo khác như The EverRich 3 và The EverRich Infinity (290 An Dương Vương, Quận 5) phải đến quý 4/2016 mới tiến hành bàn giao. Song, theo HĐQT PDR thì các chỉ tiêu kinh doanh 2015 này có thể thay đổi cho phù hợp tình hình của thị trường.

Bên cạnh kế hoạch lợi nhuận khủng, trong định hướng chiến lược năm nay, ban lãnh đạo PDR cho biết sẽ tăng vốn điều lệ của công ty lên 2,018 tỷ đồng thông qua đợt phát hành hơn 65 triệu cp cho cổ đông hiện hữu. Mục đích đợt phát hành này cũng nhằm để phát triển quỹ đất.

Không chỉ riêng doanh nghiệp bất động sản, doanh nghiệp thuộc ngành đầu tư tài chính như CTCP Đầu tư F.I.T (HNX: FIT) cũng có phương án tăng vốn lên 3,000 tỷ đồng, kế hoạch lãi ròng năm 2015 đạt 251 tỷ đồng, gần gấp đôi kết quả năm trước đó.

Trong kế hoạch phát hành 210 triệu cp để tăng vốn lến 3,000 tỷ đồng của FIT, vốn huy động được sẽ dùng vào đầu tư công ty con và liên kết, gồm những tên tuổi đáng chú ý như Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ (HOSE: TSC) hay Dược phẩm Cửu Long (HOSE: DCL).

Ở khía cạnh đối lập, cũng có số ít những doanh nghiệp tuy quyết định mở rộng quy mô vốn rất khủng nhưng kế hoạch kinh doanh lại rất khiêm tốn. Chẳng hạn như Tập đoàn Hòa Phát (HPG), việc phát hành cho cổ đông hiện hữu và chia cổ tức bằng cổ phiếu 2014 (khoảng 240 triệu cp phát hành thêm) thành công sẽ giúp vốn điều lệ HPG cuối năm 2015 lên mức 7,330 tỷ đồng, tăng 50% so với vốn hiện tại (4,886 tỷ đồng). Song, kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của PHG năm 2015 đều giảm lần lượt 12% và 27% so với kết quả năm 2014, ở mức 22,500 tỷ và 2,285 tỷ đồng.

Một doanh nghiệp ngành thép khác là Tập đoàn Hoa Sen (HSG) cũng đưa ra kế hoạch năm 2015 chỉ tăng 10% so với kết quả năm 2014. Phát biểu tại ĐHĐCĐ thường niên 2015, ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch HĐQT HSG đánh giá sẽ tiếp tục là một năm khó khăn đối với ngành thép nói chung và HSG nói riêng. Dự báo giá thép nguyên liệu trong năm tới sẽ tiếp tục giảm sâu, trong khi các thị trường xuất khẩu vẫn khó có thể khai thông trong năm 2015. Do đó, HSG sẽ tập trung nhiều hơn vào các kênh phân phối và thị trường bán lẻ. Dự kiến, trong năm 2015, HSG sẽ mở thêm 50 chi nhánh trên cả nước, định hướng đến năm 2017 sẽ có 300 chi nhánh. Bên cạnh đó thì HSG cũng thay đổi chính sách chia cổ tức trong giai đoạn tới theo hướng trả bằng cổ phiếu từ 20-30%. Mục tiêu của HSG là sẽ tăng vốn lên đôi đôi trong 2-3 năm tới, lên khoảng 2,000 tỷ đồng.

Nhìn chung, kế hoạch kinh doanh năm 2015, ngoại trừ những doanh nghiệp bất động sản bắt đầu bước vào giai đoạn bàn giao dự án nên khá tự tin với chỉ tiêu đề ra dù tăng đáng kể. Còn lại, hầu hết vẫn rất khiêm tốn hoặc thấp hơn so với kết quả năm 2014. Nhóm doanh nghiệp dầu khí đang chịu ảnh hưởng sức ép lớn từ sụt giảm giá dầu thế giới vẫn chưa thấy đơn vị nào đưa ra chỉ tiêu cụ thể.

Sanh Tín

Các tin tức khác

>   HU1: BCTC Hợp nhất Kiểm toán năm 2014 (06/04/2015)

>   HU1: BCTC Tóm tắt Hợp nhất Kiểm toán năm 2014 (06/04/2015)

>   UIC: Ngày đăng ký cuối cùng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 (06/04/2015)

>   HU1: Thay thế file BCTC HN kiểm toán năm 2014 đã công bố (06/04/2015)

>   Danh sách các CTNY đã nộp BCTC Kiểm toán năm 2014 (tính đến hết ngày 03/04/2015) (06/04/2015)

>   Danh sách các CTCK đã nộp BCTC Kiểm toán năm 2014 và Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính năm 2014 (tính đến hết ngày 03/04/2015) (06/04/2015)

>   Báo cáo thường niên năm 2014 (06/04/2015)

>   Báo cáo thường niên năm 2014 (06/04/2015)

>   TIG: Ước lợi nhuận quý 1/2015 hơn 23 tỷ đồng (06/04/2015)

>   ĐHĐCĐ TIG: Cổ đông nghi ngại kế hoạch tăng vốn khủng (05/04/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật