Thứ Năm, 09/04/2015 14:21

Doanh nghiệp mía đường vì quyền lợi của ai?

Không phải tự nhiên gần đây nhiều người quan tâm đến ngành mía đường có ý kiến bình luận: Con đường đi quanh co, bí hiểm của mía đường Việt Nam dưới sự bảo hộ của nhà nước đã đến điểm tận cùng. Cơ sở của bình luận đó rõ như ban ngày.

Văn phòng Chính phủ có văn bản yêu cầu Bộ Công Thương bổ sung hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường do Tập đoàn Hoàng Anh - Gia Lai (HAG) đầu tư, sản xuất tại Lào vào Bản thỏa thuận về các mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt Nam - Lào với số lượng 50.000 tấn, thuế suất trong hạn ngạch 2,5%. Những phản đối “nóng” xung quanh 50.000 tấn đường nhập khẩu có giảm nhiệt?

Đặc biệt, tại cuộc họp Ban chỉ đạo liên bộ về quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô quý I/2015 tổ chức ngày 30/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo: Hiện nay chúng ta có mấy trăm nhà máy đường mà 90 triệu dân vẫn phải ăn đường giá cao. Doanh nghiệp phải tái cơ cấu, đưa công nghệ mới vào, tạo ra sản phẩm tốt, chất lượng đường tốt, giá thành rẻ...

Một vấn đề khác nhắc lại không thừa. Theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), năm 2015, Việt Nam phải xóa bỏ hoàn toàn hạn ngạch thuế quan đối với nhập khẩu bất kỳ loại hàng hóa nào có xuất xứ ở các quốc gia thành viên ASEAN khác. Cũng theo ATIGA, trước đó, thuế nhập khẩu với các sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến trong Lộ trình D được xóa bỏ hoặc cắt giảm xuống 0- 5% vào năm 2013 đối với Việt Nam (riêng thuế nhập khẩu của Việt Nam đối với sản phẩm đường giảm xuống 0 - 5% vào năm 2010).

Lộ trình đã rõ. Thế mà vì sao ngành mía đường cố tình “quên”, vẫn luôn đưa ra những lời “kêu cứu” dưới khẩu hiệu “bảo vệ sản xuất trong nước, bảo vệ quyền lợi nông dân”?

Sản xuất đường trong nước ra sao? Chắc hẳn ai cũng biết rõ, giống mía kém, năng suất thấp; công nghệ lạc hậu; giá thành đường cao...

Còn quyền lợi người nông dân ư? Thực tế cho câu trả lời: Không nói nhiều chuyện “nghịch” những năm trước, ngay đầu năm 2015 thôi, nông dân trồng mía ở Gia Lai suýt bị Công ty đường Bình Định cấn nợ tiền mua mía bằng đường, chẳng biết bao giờ mới cầm được tiền. Người trồng mía ở huyện Sông Hinh (Phú Yên) rơi vào cảnh khốn khó khi Công ty Mía đường Tuy Hòa không mua mía... Nhiều nông dân ở Tây Nam bộ đang chặt mía để trồng cây khác. Nông dân Hậu Giang đã phá bỏ khoảng 2.000ha mía trong 2 năm qua. Tình trạng chặt bỏ mía cũng đang diễn ra ở Quảng Ngãi... Vậy, doanh nghiệp mía đường vì quyền lợi của ai? 

Trần Phương

công thương

Các tin tức khác

>   Mắc ca Đắk Nông - sự khởi đầu: Đầu tư hơn 1.100 tỷ trồng mắc ca (08/04/2015)

>   Mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo: Giá lúa tăng, nông dân hưởng lợi ít (08/04/2015)

>   Đầu cơ điều thô, bị châu phi hủy hợp đồng (07/04/2015)

>   Cây mắc ca: Chỉ trồng 10.000 héc ta chứ không phải 200.000 héc ta (06/04/2015)

>   Brazil dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu cá tra Việt Nam (04/04/2015)

>   Gạo Việt Nam: Giá rẻ vẫn khó bán (04/04/2015)

>   Tìm cách tiêu thụ 4 nhóm nông sản chủ lực (03/04/2015)

>   Thu mua tạm trữ lúa gạo ở ĐBSCL: Được-Mất từ một chính sách (03/04/2015)

>   Cây mắcca đổi đời: Thiếu thận trọng sẽ đến "mất cả chì lẫn chài" (02/04/2015)

>   Ngành đường: Hàng tồn kho giảm mạnh, giá bán ổn định (02/04/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật