Thứ Tư, 18/03/2015 13:10

Vì sao giá lúa gạo ĐBSCL lại giảm?

Chương trình mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vụ đông xuân 2014-2015 đang triển khai; hợp đồng cung cấp 300.000 tấn gạo cho Philippines chuẩn bị giao hàng (cuối tháng 3-2015). "Đầu ra" thuận lợi như vậy nhưng vì sao giá lúa gạo nội địa lại quay đầu giảm?

Ảnh: Giá lúa gạo nội địa quay đầu giảm, dù chương trình tạm trữ đang triển khai và chuẩn bị giao hàng cho Philippines. Trong ảnh là nông dân ĐBSCL đang thu hoạch lúa đông xuân 2014-2015

Theo tìm hiểu của TBKTSG Online, sau khi có thông tin Việt Nam trúng thầu bán gạo cho Philippines và Chính phủ thông qua quyết định mua tạm trữ, giá lúa gạo nội địa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã tăng trở lại khoảng 100-150 đồng/kg, lên mức 4.300-4.450 đồng/kg đối với lúa IR 50404 (tươi) và khoảng 6.400-6.500 đồng/kg đối với gạo nguyên liệu của giống lúa này (tùy nơi).

Nhưng, mức giá này cũng chỉ ngang bằng so với thời điểm trước khi có quyết định tạm trữ và thông tin trúng thầu bán gạo cho Philippines.

Còn hiện tại, theo thông tin từ nhiều doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu gạo tại ĐBSCL, giá lúa gạo lại tiếp tục quay đầu giảm khoảng 50-100 đồng/kg so với mức giá hồi đầu tuần này.

Theo đó, lúa IR 50404 (tươi) thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp được thương lái mua tại ruộng có giá dao động phổ biến chỉ 4.200-4.350 đồng/kg và khoảng 6.300-6.400 đồng/kg đối với gạo nguyên liệu của giống IR 50404.

Không chỉ thị trường nội địa, giá chào xuất khẩu gạo cũng có xu hướng giảm trở lại và hiện được chào bán ở mức 365-375 đô la Mỹ/tấn đối với gạo 5% tấm và 340-350 đô la Mỹ/tấn đối với gạo 25% tấm.

Một câu hỏi được đặt ra là vì sao giá lúa gạo lại quay đầu giảm, dù đang là lúc doanh nghiệp tập trung mua tạm trữ và chuẩn bị giao hàng cho đối tác Philippines?

Theo tìm hiểu của TBKTSG Online, tính đến nay, tức đã qua hơn 1/3 thời gian thực hiện mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo, chỉ có khoảng 120.000 tấn (tương đương 12%) được doanh nghiệp mua vào. Trong khi đó, toàn vùng ĐBSCL có khoảng 900.000/1,5 triệu héc ta lúa đông xuân 2014-2015 đã được thu hoạch xong.

Như vậy, với áp lực cung tăng mạnh, nhưng cầu lại yếu đã phần nào làm giá lúa gạo thị trường nội địa quay đầu giảm, nông dân gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.

Còn về hợp đồng 300.000 tấn chuẩn bị giao hàng cho Philippines, mức giá trúng thầu của Việt Nam hôm 27-2 vừa qua lần lượt là 150.000 tấn với giá 441 đô la Mỹ/tấn và 150.000 tấn với giá 421 đô la Mỹ/tấn.

Tuy nhiên, ông Phạm Thanh Thọ, Phó giám đốc ngành lương thực của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS), cho rằng do đây là mức giá CIF- tức giá giao tại kho của nước nhập khẩu, cho nên thực tế mức giá các doanh nghiệp nhận ủy thác xuất khẩu, trong đó có AGPPS là khá thấp, chỉ trên dưới 360 đô la Mỹ/tấn.

Xem thêm tại đây...

Trung Chánh

tbktsg

Các tin tức khác

>   "Liên quân mía đường": Bầu Đức chỉ dám trồng mía ở Lào (17/03/2015)

>   Nông dân mất ăn mất ngủ vì thương lái ngừng thu mua lúa gạo (17/03/2015)

>   Ngân hàng sẽ gỡ khó cho doanh nghiệp mua lúa? (17/03/2015)

>   Hiệp hội mía đường đề xuất nhập đường thô từ Lào (17/03/2015)

>   Lotte muốn đầu tư lớn vào ngành cà phê Đắk Lắk (16/03/2015)

>   Mất quá nhiều thứ trong nửa đầu vụ cà phê 2014/15 (14/03/2015)

>   Sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia tăng gần 54% trong tháng 1 (14/03/2015)

>   Xuất khẩu gạo sôi động nhờ Trung Quốc mua nhiều (14/03/2015)

>   VIC đề xuất đầu tư vào nông nghiệp tại Quảng Ninh (13/03/2015)

>   Trung Quốc ồ ạt mua gạo Việt Nam (13/03/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật