Thứ Ba, 31/03/2015 20:00

Phát hành vốn toàn cầu lập kỷ lục quý 1

Giá trị phát hành huy động vốn trên toàn cầu đã tăng thêm 20% lên 231.5 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm nay, một con số kỷ lục cho quý 1.

* Phát hành huy động vốn “khủng”, thị trường sẽ lùi sâu?

* Rút vốn mạnh nhất 7 tuần khỏi các quỹ đầu tư cổ phiếu toàn cầu

* Vì sao tiền mặt Mỹ ồ ạt chảy vào chứng khoán châu Âu?

 

Số liệu được Thomson Reuters công bố trong ngày thứ Ba (31/03) cho thấy đà tăng mạnh của hoạt động chào bán cổ phiếu trên thị trường thứ cấp đã bù đắp được sự sụt giảm của hoạt động chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

Theo đó, số lượng doanh nghiệp niêm yết mới suy giảm do mức độ quan tâm thấp hơn của nhà đầu tư khi định giá đã lên quá cao theo đà tăng của các thị trường, và các quỹ đầu tư tư nhân không còn nhiều cổ phần để bán ra sau năm 2014 sôi động.

Theo số liệu từ Thomson Reuters Equity Capital Markets (ECM), số tiền huy động được từ các vụ IPO trong 3 tháng đầu năm nay đã giảm 20% xuống 37.2 tỷ USD.

“Thị trường đã tăng khá mạnh và điều đó đồng nghĩa với việc định giá đã tăng lên mức mà không ai muốn nhảy vào…”, nhận định của ông Josef Ritter, đồng Chủ tịch ECM tại Deutsche Bank.

Chẳng hạn như từ đầu năm đến nay, chỉ số FTSEuroFirst300 đã tăng hơn 16%. Đà tăng của các TTCK đã khuyến khích hoạt động chào bán cổ phiếu trên thị trường thứ cấp, nơi mà một đơn vị sở hữu chẳng hạn như một quỹ đầu tư tư nhân tiến hành bán ra cổ phần tại một công ty niêm yết.

Trong quý 1/2015, số lượng các thương vụ này đã tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái và huy động được 168.4 tỷ USD, chiếm 73% số vụ chào bán dù nhiều thương vụ mang lại kết quả trái chiều vì mức định giá quá lạc quan của một số ngân hàng đã khiến họ ngồi trên đống cổ phần khổng lồ.

Theo các ngân hàng đầu tư, tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đà tăng điểm mạnh của TTCK Trung Quốc và Hồng Kông đã thúc đẩy nhu cầu của nhà đầu tư đối với các thương vụ sắp tới tại hai thị trường lớn nhất khu vực.

Các công ty dịch vụ tài chính tại Trung Quốc và Hồng Kông dự định thực hiện một số vụ chào bán có quy mô hơn 30 tỷ USD trong các tháng tới, nhờ đà tăng vọt của lợi nhuận doanh nghiệp và hoạt động giao dịch cổ phiếu tại Trung Quốc.

Vụ chào bán cổ phần trị giá 3.6 tỷ USD tại Coal India Ltd, một doanh nghiệp nhà nước của Ấn Độ, trong tháng 1 vừa qua đã nhấn mạnh đến niềm lạc quan về hoạt động tư nhân hóa tại nước này khi Thủ tướng Narendra Modi đặt mục tiêu thu hẹp thâm hụt ngân sách.

Tuy nhiên, các thương vụ lớn nhất sắp tới là tại Nhật Bản khi Japan Post Holdings Co Ltd và các đơn vị ngân hàng cũng như bảo hiểm của ngân hàng dự định niêm yết riêng trên Sở GDCK Tokyo (TSE). Được biết, Chính phủ Nhật dự định huy động khoảng 8 tỷ USD trong đợt chào bán đầu tiên.

Phước Phạm (Theo Reuters)

Các tin tức khác

>   Chứng khoán Mỹ bay cao nhờ M&A và tín hiệu nới lỏng tiền tệ từ châu Á (31/03/2015)

>   Rút vốn mạnh nhất 7 tuần khỏi các quỹ đầu tư cổ phiếu toàn cầu (30/03/2015)

>   Đường ống dầu và khí đốt quốc gia của Venezuela bị phá hoại (30/03/2015)

>   Nhà đầu tư “cao chạy xa bay” khỏi cổ phiếu Mỹ nhanh nhất từ 2009 (28/03/2015)

>   Phố Wall dứt chuỗi 4 phiên bán tháo liên tiếp nhưng vẫn sụt hơn 2%/tuần (28/03/2015)

>   Quỹ đầu tư thị trường mới nổi hút tiền mạnh sau cuộc họp của Fed (27/03/2015)

>   PayPal nộp phạt 7,7 triệu USD do vi phạm cấm vận chống Cuba (27/03/2015)

>   Chứng khoán Mỹ giảm liền 4 phiên nhưng thoát đáy (27/03/2015)

>   Vì sao tiền mặt Mỹ ồ ạt chảy vào chứng khoán châu Âu? (26/03/2015)

>   Bán tháo tiếp diễn trên TTCK Mỹ, Dow Jones chìm nghỉm gần 300 điểm (26/03/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật