Thứ Tư, 11/03/2015 17:31

Làm ăn ở Trung Quốc: “Thời đại vàng” đã kết thúc?

Dưới tiêu đề: “Nokia ra đi: thời đại vàng của đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc đã kết thúc?”, báo The Christian Science Monitor (Mỹ) ngày 9-3 đăng bài phân tích chi tiết sự dịch chuyển vốn đầu tư từ Trung Quốc sang các nước khác, trong đó có Việt Nam. Nếu đây là cơ hội mới thì doanh nghiệp trong nước đã chuẩn bị như thế nào để nắm bắt?

Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh Reuters

Theo bài báo, tòa nhà cao 7 tầng bằng nhôm kính, là nhà máy sản xuất điện thoại di động của tập đoàn Nokia tại khu công nghệ cao Yizhuang (Diệc Trang) ở đông nam Bắc Kinh sẽ đóng cửa vào cuối tháng này; nhà máy anh em với nó ở Quảng Đông phía nam Trung Quốc cũng chung số phận khi tập đoàn Microsoft – ông chủ mới của Nokia – quyết định chuyển toàn bộ đầu tư sang Việt Nam.

Sự ra đi của Nokia là dấu hiệu mới nhất cho thấy, đối với các công ty quốc tế, Trung Quốc đã mất sức hấp dẫn. Một báo cáo mới đây của Phòng thương mại châu Âu tại Bắc Kinh (EuroCham) kết luận: “Thời đại vàng để kinh doanh ở Trung Quốc đang đi gần tới điểm kết thúc”.

Trung Quốc vẫn là một thị trường khổng lồ mà các công ty toàn cầu không thể bỏ qua; nền kinh tế này vẫn tăng trưởng với tốc độ khoảng 7% mỗi năm. Tuy nhiên, vì nhiều lý do – chẳng hạn như chất lượng không khí tồi tệ, luật lệ gò bó, chi phí kinh doanh cao và trở ngại trong tiếp cận thị trường; Trung Quốc đã trở thành một nơi rất khó làm ăn. Và điều đó làm nản lòng nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Một cuộc khảo sát của Phòng thương mại Hoa Kỳ ở Bắc Kinh (AmCham) tháng 9 năm ngoái ghi nhận năm 2014 “là năm nhiều thách thức nhất trong lịch sử gần đây” của các doanh nghiệp hội viên.

Một trong những mối lo lắng phổ biến nhất của các doanh nghiệp này là luật pháp Trung Quốc không rõ ràng và được áp dụng tùy tiện. 57% số doanh nghiệp Mỹ được hỏi cho rằng các chiến dịch gần đây của chính phủ Trung Quốc về  chống độc quyền, chống tham nhũng và chuyển giá là nhắm tới các công ty nước ngoài. Cùng thời gian này, doanh nghiệp nước ngoài bị gạt ra khỏi những cơ hội đầu tư béo bở vào lĩnh vực dịch vụ ở Trung Quốc.

Gần một nửa số doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng Trung Quốc không còn chào đón đầu tư nước ngoài như trước kia nữa và đây là năm thứ ba liên tiếp, cuộc khảo sát ghi nhận sự gia tăng số lượng các công ty di chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc hoặc có kế hoạch di chuyển, dù con số chỉ chiếm khoảng 15% số công ty Mỹ đang hoạt động ở nước này.

Xem thêm tại đây

Trung Chánh

tbktsg

Các tin tức khác

>   Kim ngạch ngoại thương của Mexico cao kỷ lục trong năm qua (11/03/2015)

>   Tham nhũng sẽ phá tan “giấc mộng” của ngành dầu khí Brazil? (11/03/2015)

>   Liên minh Châu Âu nhất trí chi tiết của kế hoạch đầu tư 315 tỷ euro (11/03/2015)

>   Tiềm năng chăn nuôi của Braxin (10/03/2015)

>   Triển vọng kinh tế Mỹ gây bất lợi cho giá vàng tại châu Á (10/03/2015)

>   Mỹ "tố" các hãng bay vùng Vịnh cạnh tranh không lành mạnh (10/03/2015)

>   Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tháng Một tăng gần 12% (10/03/2015)

>   Tỷ lệ nợ công của Brazil cao nhất trong khu vực Mỹ Latinh (10/03/2015)

>   Lạm phát của Brazil chạm mức cao kỷ lục trong một thập kỷ (08/03/2015)

>   Ukraine thanh toán tiền khí đốt cho Nga khi sắp tới hạn chót (07/03/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật