Thứ Sáu, 06/03/2015 13:00

Kết quả kinh doanh năm 2014: Những cái “Top”

Theo thống kế của Vietstock thì tính đến hết tháng 2/2015, tức là hết hạn để các doanh nghiệp niêm yết bao gồm cả đơn lẻ và hợp nhất công bố báo cáo tài chính quý 4/2014 mười lăm ngày, thì đã có 618/636 doanh nghiệp công bố báo cáo. Ghi nhận tích cực là có 561 doanh nghiệp kinh doanh có lãi, chiếm 88% và nhiều hơn so với năm trước 17 doanh nghiệp.

Thống kê cũng cho thấy trong tổng số 618 công bố báo cáo, có 343 doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận, 178 doanh sụt giảm lợi nhuận, 40 doanh nghiệp thoát lỗ, 23 doanh nghiệp từ lãi chuyển sang lỗ và 34 doanh nghiệp tiếp tục bị lỗ trong năm 2014.

Mặt khác, tính tổng chung toàn thị trường niêm yết thì doanh thu đạt gần 915.77 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 68.79 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 17% và 18% so với năm 2013.

10 “ông lớn” chiếm 56% lãi toàn thị trường

Top 10 doanh nghiệp có lợi nhuận nhiều nhất năm 2014 đạt hơn 38.54 ngàn tỷ đồng, tương đương với mức năm trước và chiếm 56% tổng lợi nhuận toàn thị trường (xét trong phạm vi các doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính quý 4/2014).

Đáng chú ý là tổng doanh thu của 10 ông lớn này tăng gần 30% trong khi lợi nhuận không chuyển biến nhiều do ảnh hưởng sự sụt giảm lợi nhuận của VNM, VICDPM.

Top 10 doanh nghiệp có lợi nhuận lớn nhất trong năm 2014

Nhóm doanh nghiệp lỗ “ngót” hơn 2,600 tỷ

Ngược lại thì 75 doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ trong năm 2014 đối mặt với tổng khoản lỗ lên 2,644 tỷ đồng; trong đó 10 doanh nghiệp lỗ khủng chiếm 69% với mức lỗ là 1,833 tỷ đồng. Một số doanh nghiệp này đang phải đối mặt với án hủy niêm yết.

Lỗ nặng nhất là AVF (Thủy sản Việt An) với 892.6 tỷ đồng và doanh nghiệp này đang cận kề án hủy niêm yết do vốn chủ sở hữu đã bị âm. Nguyên nhân được AVF đưa ra về tình hình kinh doanh bê bết này là do doanh thu giảm trong khi chi phí kinh doanh cùng lãi vay tăng cao.

Còn VST (Vận tải & Thuê tàu biển Việt Nam) và DCT (Tấm lợp Vật liệu Xây dựng Đồng Nai) ghi nhận năm thứ 3 liên tiếp kinh doanh thua lỗ.

Top 10 doanh nghiệp lỗ nặng nhất trong năm 2014

PPI, SGT, PIV dẫn đầu Top tăng trưởng lợi nhuận

Lãi ròng của Top 10 doanh nghiệp tăng trưởng nhất về lợi nhuận có sự nhảy vọt gấp hàng chục lần trong khi doanh thu chỉ tăng trưởng 18%.

Việc tái cấu trúc các khoản nợ đã giúp PPI, HT1, DLG hay LGC cải thiện tình hình kinh doanh. Tuy nhiên, một số khác có sự tăng vọt lợi nhuận trong năm 2014 là nhờ từ hoạt động khác như thanh lý tài sản hay chuyển nhượng cổ phần… Với SGT (Công nghệ Viễn Thông Sài Gòn) có lãi nhờ vào doanh thu từ bán đất, cho thuê nhà xưởng và chuyển nhượng cổ phiếu; TSB (Ắc quy Tia Sáng) có được khoản thu nhập khác từ bán khách sạn Hóa chất Đồ Sơn gần 29 tỷ đồng mang lại lợi nhuận đáng kể hơn 20 tỷ đồng trong năm 2014. Còn PIV (CTCP PIV), mặc dù cả doanh thu và lợi nhuận đều gấp nhiều lần cùng kỳ nhưng phần lớn lại nằm “trên giấy” do khoản mục phải thu của công ty cũng tăng mạnh theo kết quả kinh doanh.

Top 10 doanh nghiệp có mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất năm 2014

“Nghịch cảnh” doanh thu, lợi nhuận không “chung đường”

Một “nghịch cảnh” khác là có đến 178 doanh nghiệp sụt giảm lợi nhuận trong năm 2014 với tổng lãi giảm khoảng 30% trong khi đó thì tổng doanh thu vẫn tăng trưởng gần 8%. Xét trong Top 10 doanh nghiệp có lợi nhuận 2014 sụt giảm mạnh nhất ghi nhận mất mát đến đến hơn 90% so với kết quả của năm trước, trong khi doanh thu gần như không chuyển biến nhiều.

Việc kinh doanh dưới giá vốn do giá trong quý 3/2014 đã khiến TCS lỗ nặng nhưng nhờ giá nhiên liệu trong quý 4 được giảm mà Công ty đã thoát lỗ năm trong gang tấc, tính chung cả năm doanh nghiệp này chỉ lãi vỏn vẹn 678 triệu đồng, giảm đến 99%. HNM cả năm đối mặt với khoản lỗ khác gần 3 tỷ đồng đã làm kết quả lãi “teo tóp” 95%, còn được 161 triệu đồng. Với FDC, kinh doanh bất động sản gần như biến mất trong những tháng cuối năm, cả doanh thu và lợi nhuận năm đều giảm hơn 90%.

Top 10 doanh nghiệp sụt giảm lợi nhuận trong năm 2014

Những doanh nghiệp “đổi thế cờ”

Năm 2014 có được 40 doanh nghiệp “thay đổi thế cờ” chuyển từ lỗ sang lãi. Với tổng doanh thu của các doanh nghiệp này tăng 30%, lợi nhuận từ âm gần 4,300 tỷ đồng thì nay đã chuyển biến với tổng lãi 885 tỷ đồng.

PVX, ITC thoát lỗ nhờ lợi nhuận khác khi thực hiện việc chuyển nhượng dự án; VOS, VNA thì bán tàu; PTL thì nhờ vào thu phạt hợp đồng làm cứu cánh; trong khi đó BTS hưởng lợi từ tỷ giá mang lại khoản thu tài chính vượt trội, CMX mặc dù nợ còn chiếm hơn 90% nguồn vốn nhưng nhờ lợi nhuận gộp tăng cùng lãi vay giảm so với cùng kỳ đã cải thiện kết quả kinh doanh… Rất nhiều những yếu tố tác động đến con số lợi nhuận cuối cùng của các doanh nghiệp.

Top 10 doanh nghiệp từ lỗ nặng năm 2013 thành có lãi trong năm 2014

Năng lực quản lý các chi phí cũng như khả năng duy trì những lợi thế hoạt động kinh doanh ngày một yếu đi khiến 23 doanh nghiệp lỗ trong năm 2014 trong khi năm trước hoạt động có lãi. Điển hình nhất là khoản lỗ khủng gần 893 tỷ đồng khiến AVF đối mặt với “án” hủy niêm yết, trong khi đó SHN cũng đã lỗ lũy kế tới 327 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ còn 20 tỷ đồng. CIG “mải mê” thực hiện các hạng mục thi công khiến cả năm kinh doanh dưới giá vốn, lỗ hơn 61 tỷ đồng. HAS mặc dù doanh thu tăng gấp đôi, nhưng doanh nghiệp đã phải tăng trích lập dự phòng cho các khoản nợ khó đòi khiến cả năm lỗ 39 tỷ đồng, đây là năm đầu HAS lỗ kể từ khi niêm yết…

Top 10 doanh nghiệp có lãi năm 2013 bị lỗ nặng trong năm 2014

Những con số EPS “khủng”

Xét về EPS 2014, có 384 doanh nghiệp đạt trên 1,000 đồng, chiếm 62% tổng các doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính, trong đó có được 74 doanh nghiệp đạt EPS 2014 trên 5,000 đồng/cp. “Đỉnh” nhất là WCS với 21,331 đồng; kế đến là VCF đạt 15,101 đồng.

Top 10 doanh nghiệp có EPS 2014 cao nhất

Và những cái “Top” khác

Top 10 doanh nghiệp có ROEA cao nhất năm 2014

 

Top 10 doanh nghiệp có ROAA cao nhất năm 2014

 

Top 10 doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận sau thuế cao nhất năm 2014

 

Top 10 doanh nghiệp có hệ số thanh toán ngắn hạn cao nhất năm 2014

Trần Hạnh

Các tin tức khác

>   DNNY chế biến cao su 2014: Lợi nhuận chững lại dù hưởng lợi từ giá nguyên liệu giảm mạnh (06/03/2015)

>   SRC: Ngày đăng ký cuối cùng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 (05/03/2015)

>   BRC: Ngày đăng ký cuối cùng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 (05/03/2015)

>   ST8: Ngày đăng ký cuối cùng Tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 (05/03/2015)

>   GAS: Ngày đăng ký cuối cùng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 (05/03/2015)

>   DPM: Ngày đăng ký cuối cùng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 (05/03/2015)

>   CSM: Ngày đăng ký cuối cùng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 (05/03/2015)

>   HU1: Ngày đăng ký cuối cùng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 (05/03/2015)

>   HAG: Ngày đăng ký cuối cùng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 (05/03/2015)

>   NSC: Ngày đăng ký cuối cùng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 (05/03/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật