Thứ Sáu, 27/03/2015 21:07

HSBC: Tăng trưởng châu Á tiếp tục thất vọng nhưng sẽ không sụp đổ

Theo HSBC, các nền kinh tế châu Á đã bắt đầu suy yếu sau giai đoạn tăng trưởng nóng. Giá dầu thấp và các biện pháp nới lỏng tiền tệ cho đến nay vẫn chưa thể đẩy mạnh các hoạt động kinh tế trong khi lạm phát lao dốc đặt ra một số rủi ro về mặt tài chính và cần phải có các biện pháp chính sách kiên quyết hơn.

* HSBC: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn gây được tiếng vang

 

Trong báo cáo công bố sáng 27/03 về Kinh tế vĩ mô các nước châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng trong quý II/2015, HSBC nhận định tình hình kinh tế châu Á có vẻ hơi ảm đạm khi xuất khẩu vẫn chưa nóng lên như nhiều người đã kỳ vọng. Rõ ràng một nước Mỹ mạnh lên cũng chưa đủ. Tiêu thụ cũng vẫn yếu, và đầu tư đang giảm, nhất là tại Trung Quốc.

HSBC cho biết ngân hàng này không bất ngờ khi chỉ số lạm phát tiếp tục giảm và các ngân hàng nhà nước trên toàn khu vực châu Á đang nới lỏng chính sách tiền tệ. Không rõ chỉ riêng điều này có đủ kéo châu Á thoát khỏi sụt giảm hay không, và vẫn còn nhiều việc khác phải làm.

Tuy nhiên, điều may mắn là Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã rót thanh khoản vào thị trường giúp giảm nhẹ các khó khăn tài chính có thể xảy ra do đồng đô la Mỹ mạnh lên. Tốc độ tăng trưởng vẫn tiếp tục gây thất vọng nhưng sẽ không có sự sụp đổ nào. Nới lỏng tiền tệ sẽ hỗ trợ khi có các quyết tâm thực hiện các cuộc cải cách.

Châu Á cần làm gì?

Theo HSBC, tăng trưởng trên khắp châu Á vẫn còn khá ổn xét theo tiêu chuẩn toàn cầu. Trung Quốc tăng trưởng hơn 7% trong năm ngoái và vẫn không sụp đổ như nhiều người lo sợ. Nhật cũng đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng xảy ra vào giữa năm ngoái, và tăng trưởng tại Ấn Độ đang cải thiện với tốc độ chậm nhưng ổn định. Úc vẫn tiếp tục tăng trưởng dù sự bùng nổ đầu tư khai thác mỏ tại đây đang nguội dần. Hàn Quốc chịu áp lực rất lớn do đồng Yên Nhật giảm giá và đầu tư nguội lạnh tại Trung Hoa lục địa.

Trong khi đó, cho dù khối ASEAN đang chậm lại nhưng cũng không cho thấy các dấu hiệu thực sự của một cuộc khủng hoảng tài chính sắp xảy ra. Thêm vào đó, giá dầu sụt giảm làm cho khu vực khát năng lượng này nhẹ nhõm hơn, cùng với nhu cầu từ thị trường châu Âu ổn định cũng như một nước Mỹ cải thiện. Do đó, HSBC cho rằng tình hình cũng không quá khắc nghiệt.

Ngân hàng này cho rằng châu Á sẽ không sụt giảm. Cuối cùng thì các mức lãi suất đang thấp và giảm dần, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đang rót thêm nhiều thanh khoản và đồng đô la Mỹ tăng vẫn chưa tạo sự sụt giảm như nhiều người thường kỳ vọng.

Thế nhưng, tăng trưởng ở khắp các quốc gia châu Á đang giảm mạnh từ các mức cao gần đây. Sau một thập kỷ hoạt động khá tốt, trừ giai đoạn suy giảm trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khu vực châu Á đang phát triển với tốc độ tương tự những năm đầu của thập kỷ 20. Đó là giai đoạn khi rất nhiều nền kinh tế vẫn đang xoay quanh việc giải quyết các hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính trước đó. Thêm vào đó, nợ đã tăng đến các mức cao đáng chú ý, thực sự không phải ở tất cả mọi nơi tại châu Á, nhưng lại ở những nền kinh tế lớn có tác động lay chuyển sức phát triển của châu Á. Khi lạm phát giảm, các mức lãi suất được cắt giảm sẽ không bù đắp được gánh nặng tín dụng đang tăng. Từ quan điểm này, châu Á có vẻ dễ bị tác động hơn khi chỉ nhìn sơ vào các chỉ báo về chỉ số lạm phát toàn phần.

Tổng thể khối ASEAN đang xử lý các thử thách do lỗ hổng đồng đô la Mỹ mạnh lên tạo ra. Nhưng vẫn có các khác biệt lớn. Philippines và  Việt Nam tiếp tục vững vàng tiến về phía trước. Trái lại, Thái Lan chỉ tăng trưởng chậm kể từ khi tăng trưởng sụt giảm vào năm ngoái. Các đồng nội tệ của Malaysia và Indonesia giảm giá đã làm gia tăng rủi ro vốn đầu tư sẽ tăng cao hơn. Điều này sẽ cản trở nhu cầu nội địa trong năm nay.

Tăng trưởng tại Hàn Quốc và Đài Loan đang tăng tốc nhưng sẽ khó xảy ra một mức tăng vọt đáng kể. Vì vậy, các mức lãi suất có thể phải giảm. Hồng Kông và Singapore cũng đã bình thường trở lại, cả hai đều đang tìm kiếm các khoản chi ngân sách phụ trợ để thúc đẩy nhu cầu trong năm nay.

Phước Phạm

Các tin tức khác

>   Ngân hàng Argentina công bố tài liệu mật thời độc tài 1976-1983 (27/03/2015)

>   Vàng vượt 1,200 USD/oz trước căng thẳng Trung Đông và sắc đỏ của chứng khoán toàn cầu (27/03/2015)

>   Dự báo tăng trưởng quý 1 của Mỹ giảm do đầu tư doanh nghiệp yếu (27/03/2015)

>   Trung Quốc cần tăng dự trữ vàng thêm 5% để tránh rủi ro (27/03/2015)

>   Ấn Độ sắp vượt qua Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng kinh tế (26/03/2015)

>   Nga muốn Ukraine trả khoản tiền 3 tỷ USD trái phiếu đúng hạn (26/03/2015)

>   Xuất hiện ngân hàng giao dịch Nhân dân tệ đầu tiên ở Tây Bán Cầu (26/03/2015)

>   Đức: Kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng nếu Anh rời khỏi EU (06/03/2016)

>   Vàng tiến sát 1,200 USD/oz sau 6 phiên leo dốc liên tiếp (26/03/2015)

>   Dầu nhảy vọt gần 4% trước bất ổn Trung Đông và đồng USD yếu (26/03/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật