Thứ Tư, 18/03/2015 10:04

Giải mã hiện tượng ngân hàng ngại lên sàn

Dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục hối thúc, nhưng đến nay mới có gần 10 ngân hàng niêm yết cổ phiếu (CP) và giao dịch CP trên sàn chứng khoán.

* Khi công ty ngại lên sàn chứng khoán

Nhiều ngân hàng vẫn chưa có kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán Ảnh minh họa

Ngân hàng đủng đỉnh

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình vừa có Văn bản số 657 yêu cầu NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố tiếp tục đôn đốc các ngân hàng TMCP hoàn thiện kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán (lên sàn). Đây là lần thứ ba, NHNN hối thúc các ngân hàng lên sàn nhằm công khai minh bạch các giao dịch, tránh sở hữu chéo.

Trước đó, cuối năm 2013, Ủy ban Chứng khoán (UBCK) Nhà nước và NHNN cũng đã hối thúc các ngân hàng lên sàn. Đến tháng 7/2014, NHNN và UBCK tiếp tục nhắc lại chủ trương trên và đưa ra lộ trình trong năm 2015, yêu cầu tất cả NHTM phải niêm yết.

"Tôi ủng hộ chủ trương các ngân hàng phải niêm yết CP trên sàn chứng khoán hoặc ít nhất phải niêm yết trên sàn UpCom (thị trường giao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết). Tuy nhiên, do thị trường còn nhiều khó khăn, không dễ thực hiện chủ trương này trong năm nay”.

Chuyên gia tài chínhNguyễn Trí Hiếu

Tuy nhiên, đến thời điểm này, chỉ có 10 ngân hàng đang niêm yết CP trên hai sàn chứng khoán Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, đa phần là các ngân hàng lớn như: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, ACB, Eximbank, Sacombank, MBbank, SHB… Các ngân hàng còn lại đưa ra nhiều lý do để trì hoãn việc niêm yết như: Thị trường CP hiện nay không thuận lợi, CP có thanh khoản thấp trong khi thị giá ở mức thấp, nhà băng cần thời gian chuẩn bị nội lực tốt, tăng năng lực tài chính…

Tại Ngân hàng Đông Á, trước thềm đại hội cổ đông thường niên 2013, HĐQT cho biết sẽ trình đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết CP trên thị trường chứng khoán sau khi hoàn tất việc tăng vốn điều lệ từ 5 nghìn tỷ đồng lên 6 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, đến ngày 23/4/2014, Ngân hàng Đông Á đột ngột thông báo hủy bỏ đợt phát hành 100 triệu CP tăng vốn với lý do đợt phát hành tăng vốn không thành công như dự kiến, sau đó trả lại tiền đặt cọc mua CP cho các cổ đông.

Trao đổi với PV Báo Giao thông chiều 17/3, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đông Á Cao Sỹ Kiêm cho biết, việc niêm yết CP trên sàn chứng khoán, đưa CP ngân hàng vào giao dịch là mong muốn của ngân hàng và cổ đông. Sau khi kế hoạch niêm yết bị hoãn lại, ngân hàng đã củng cố hoạt động, tiến hành các hoạt động kiểm toán để xử lý những vấn đề tồn tại, đáp ứng các điều kiện để đưa CP lên sàn niêm yết.

Tuy nhiên, khi PV hỏi về kế hoạch niêm yết, ông Kiêm cho hay: “Ngân hàng vẫn đang trong quá trình hoàn thiện các điều kiện theo yêu cầu của UBCK, chưa có thời gian cụ thể”.

Không chỉ Ngân hàng Đông Á mà các ngân hàng: Southern Bank, NamA Bank, HDBank, OCB… cũng đều rậm rịch kế hoạch niêm yết từ cách đây vài năm, nhưng đến nay vẫn “án binh bất động”. Duy chỉ có Ngân hàng Nam Á cho biết, đã đáp ứng đủ điều kiện lên sàn và đang trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, dự kiến sẽ lên sàn vào tháng 6/2015.

Ngại lên sàn vì nợ xấu, lợi nhuận thấp?

Trao đổi với PV Báo Giao thông, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho biết, việc ngần ngại lên sàn của các ngân hàng có thể lý giải là do lo ngại thời điểm hiện nay không thuận lợi. Nếu vẫn buộc phải niêm yết và giao dịch CP trên sàn chứng khoán thì giá CP sẽ giảm, không có lợi cho ngân hàng.

Theo ông Hiếu, việc bắt buộc niêm yết CP trên sàn chứng khoán cũng đi đôi với việc các ngân hàng phải minh bạch hoạt động kinh doanh, công khai báo cáo tài chính. “Trong khi đó, nhiều ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu này, họ cần thời gian để kiểm toán độc lập và cũng là “làm đẹp” báo cáo trong lần đầu lên sàn”, ông Hiếu nói.

Ngoài ra, chuyên gia này cũng cho rằng, với những ngân hàng hoạt động có lãi thì việc lên sàn giao dịch không đáng ngại nhưng với những ngân hàng hoạt động có lợi nhuận thấp, còn vướng phải vấn đề nợ xấu thì ngại lên sàn là điều hoàn toàn có thể hiểu.

Đối với vấn đề sở hữu chéo giữa các ngân hàng - một trong những nguyên nhân dẫn tới hoạt động của hệ thống ngân hàng chao đảo thời gian qua, cũng như ngăn ngừa việc cổ đông dùng tiền “ảo” mua CP, TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách, tài chính tiền tệ quốc gia nhận định, phải có cách giải quyết mạnh bằng các văn bản pháp quy, ngăn chặn việc rút vốn của cổ đông lớn bằng luật pháp.

Cao Sơn

báo giao thông

Các tin tức khác

>   USD dựng ngược: Thời điểm đáng sợ của tỷ giá (18/03/2015)

>   Hợp tác xử lý nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng (18/03/2015)

>   Tín dụng hai tháng đầu năm tăng trưởng 0.68% (17/03/2015)

>   NamABank: Lợi nhuận và tổng tài sản 2014 vượt hơn 30% kế hoạch năm (17/03/2015)

>   Giá USD bất ngờ "leo dốc", vẫn chưa cần điều chỉnh tỷ giá (17/03/2015)

>   Chính phủ hỗ trợ cho dân vay, ngân hàng "quên" thực hiện (17/03/2015)

>   Ngân hàng sẽ gỡ khó cho doanh nghiệp mua lúa? (17/03/2015)

>   VPBank có thể thành cổ đông lớn cảng CICT do Vinalines gán nợ (16/03/2015)

>   Ngân hàng cho vay đến 90% giá trị tài sản đảm bảo bằng bất động sản (16/03/2015)

>   Đại diện vốn của Vietcombank làm Trưởng Ban kiểm soát Vietnam Airlines (16/03/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật