Thứ Tư, 11/03/2015 15:00

Giá lúa mì Nga vụ thu hoạch mới giảm 9%

Giá xuất khẩu lúa mì Nga dự kiến giảm 9% so với mức hiện tại, khi vụ thu hoạch mới bắt đầu với số lượng lớn và đầu tháng 7, IKAR, một trong những công ty tư vấn nông nghiệp hàng đầu có trụ sở tại Moscow cho biết.

Các quan chức Nga cho biết, nước này là một trong những nhà xuất khẩu lúa mì lớn của thế giới, có vụ thu hoạch ngũ cốc thuận lợi, tăng lên đến 100 triệu tấn, do họ tìm cách đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và bổ sung dự trữ nhà nước sau khi đồng rup giảm mạnh.

Giá lúa mì kỳ hạn đối với vụ thu hoạch lúa mì mới, với thành phần 12,5% protein được chào giá bởi những người tham gia thị trường ở mức 205 USD/tấn FOB, tại biển Đen, Dmitry Rylko, người đứng đầu IKAR cho biết.

Giá lúa mì vụ thu hoạch cũ với thành phần 12,5% protein, được chào ở mức 225 USD/tấn, FOB biển Đen vào tuần trước, IKAR cho biết thêm. Bộ nông nghiệp Nga đưa ra mức giá hiện tại giảm nhẹ, xuống còn 213 USD/tấn FOB, giảm 7,8% so với tuần trước đó.

Southern Federal District, vùng xuất khẩu lúa mì chính của Nga, thường bắt đầu vụ thu hoạch vào cuối tháng 6.

Sự suy giảm giá lúa mì Nga bị ảnh hưởng bởi sự hồi phục đồng rup, nhà tư vấn SovEcon cho biết. Đồng rup tăng nhẹ so với đồng đô la Mỹ vào tuần trước, nhưng vẫn giảm 47% so với mức vào đầu năm 2014.

Vào cuối tuần trước, giá lúa mì nội địa loại 3 giảm 75 rup so với tuần trước đó, xuống còn 10.600 rup/tấn tại một số khu vực châu Âu của Nga, SovEcon cho biết.

Giá lúa mì nội địa cũng chịu áp lực từ nhu cầu yếu từ các nhà xuất khẩu, với việc kinh doanh giảm sau khi chính phủ nước này áp đặt thuế xuất khẩu lúa mì từ ngày 1/2.

Xuất khẩu ngũ cốc của Nga trong tháng 3 dự kiến duy trì vững so với tháng trước đó, và ở mức 1,2-1,3 triệu tấn, bao gồm 0,5 triệu tấn lúa mì, Rylko cho biết thêm.

Bộ đưa xuất khẩu ngũ cốc ở mức 156.000 tấn, bao gồm 51.000 tấn lúa mì, trong 4 ngày đầu tiên của tháng 3.

Kể từ khi bắt đầu năm marketing từ ngày 1/7, Nga đã xuất khẩu 24,7 triệu tấn ngũ cốc, bao gồm 19 triệu tấn lúa mì.

Thị trường hạt hướng dương, SovEcon cho biết, giá hạt hướng dương giảm 75 rup, xuống còn 22.200 rup/tấn, trong khi giá dầu hướng dương thô không thay đổi, ở mức 750 USD/tấn FOB, biển Đen.

Vũ Lanh

Vinanet

Các tin tức khác

>   Tích trữ cà phê ở Việt Nam gây thiếu hụt robusta toàn cầu (11/03/2015)

>   Thực hiện bình ổn giá một số mặt hàng nông nghiệp (10/03/2015)

>   Tổng Công ty Cà phê Việt Nam tổng kết SXKD (10/03/2015)

>   Không thay đổi, nhiều doanh nghiệp đường sẽ “chết” (10/03/2015)

>   Buôn Ma Thuột lập Sở Giao dịch Cà phê và hàng hóa (10/03/2015)

>   Dự án thay thế những vườn cà phê già cỗi (10/03/2015)

>   Nông sản Việt Nam vẫn có thế mạnh (09/03/2015)

>   Nông dân “oằn mình” trong vòng vây... “cò” (09/03/2015)

>   Giá gạo tại Indonesia tăng đột biến do những biến đổi của khí hậu (06/03/2015)

>   Thu mua tạm trữ lúa: Nông dân vẫn lỗ (06/03/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật