Thứ Năm, 05/03/2015 22:31

Chưa có tiếng nói chung giữa nhà nước và DN mía đường

Đại diện cơ quan quản lý nhà nước – cụ thể ở đây là lãnh đạo Bộ Công thương – và Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã có những ý kiến trái ngược nhau về thực trạng quản lý và phát triển ngành mía đường. Một bên cho rằng các doanh nghiệp thụ động, dựa vào bảo hộ và không tích cực chuẩn bị cho hội nhập, trong khi bên kia cho rằng cơ chế, chính sách của nhà nước là bất cập, xa rời thực tiễn và tạo điều kiện cho sự cạnh tranh không lành mạnh.

* Nghi vấn điều chưa ổn đằng sau Bầu Đức?

* Mía đường trong nước tìm cách ‘tóm tóc’ bầu Đức

* DN mía đường "đứng ngồi không yên" vì đường của HAGL

Câu chuyện không mới, xoay quanh một khởi điểm là Bộ Công thương cho phép Tập đoàn Hoàng Anh-Gia Lai (HAGL - HAG) nhập khẩu đường do tập đoàn này sản xuất tại Lào về tiêu thụ trong nước. Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú, trong một bài viết đầu tuần này, nhấn mạnh đến xu thế không thể đảo ngược là chuyện hội nhập kinh tế, và do vậy không thể mãi bảo hộ ngành mía đường.

Thu hoạch mía tại vùng nguyên liệu của Nhà máy đường La Ngà, Định Quán, Đồng Nai. Ảnh: Minh Tâm

Lập luận của Bộ Công thương

Theo các cam kết WTO, năm 2015, Việt Nam phải cấp hạn ngạch nhập khẩu khoảng 81.000 tấn đường với mức thuế suất ưu đãi dành cho các thành viên WTO là 25% đối với đường thô và 40% đối với đường trắng. Trong khi đó, Việt Nam “dành cho các thành viên ASEAN mức thuế suất ưu đãi trong hạn ngạch 5% đối với cả đường trắng và đường thô và sẽ tự do hóa nhập khẩu đường của các nước ASEAN vào thời điểm năm 2018”. Riêng theo thỏa thuận với Lào, theo Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú, Việt Nam dành ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu 2,5% đối với mặt hàng đường của Lào khi nhập khẩu nằm trong lượng hạn ngạch chung theo cam kết WTO của Việt Nam.

Lãnh đạo Bộ Công thương nhấn mạnh rằng thời gian không còn nhiều cho chuyện bảo hộ ngành mía đường, vì thiếu vắng sự cạnh tranh sẽ không giúp cho doanh nghiệp lớn lên được, thậm chí còn gây nhiều thiệt hại cho người tiêu dùng nội địa do phải sử dụng sản phẩm với giá cao và chất lượng kém.

Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú nêu ra nhiều dữ liệu trong bài viết của mình để chứng minh rằng các doanh nghiệp mía đường nội địa đang tự thua khi không có khả năng tạo ra sản phẩm có giá cạnh tranh, không thiết lập được vùng nguyên liệu và áp dụng khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất để ổn định đời sống nông dân và ổn định sản xuất của mình…

... đọc tiếp tại đây

Hoàng Sơn

tbktsg

Các tin tức khác

>   Đường tồn kho giảm, lượng tiêu thụ tăng vượt bậc (05/03/2015)

>   Xuất khẩu gạo giảm mạnh (04/03/2015)

>   Nghi vấn điều chưa ổn đằng sau Bầu Đức? (04/03/2015)

>   Cấm xuất khẩu một số sản phẩm nông, lâm nghiệp (03/03/2015)

>   Thị trường đường thô giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2010 (03/03/2015)

>   TP.HCM: Nông dân thu nhập gần 3,3 triệu đồng/người/tháng (03/03/2015)

>   Bắt đầu thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ Đông Xuân 2014-2015 (01/03/2015)

>   17 ngân hàng cho vay thu mua tạm trữ thóc, gạo (01/03/2015)

>   Giá thực phẩm gần về mức bình thường (28/02/2015)

>   Thị trường cà phê lâm thế bí (28/02/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật