Thứ Ba, 24/03/2015 13:03

Cảng Cam Ranh: IPO ế, ngân hàng MSB sẽ gánh “cục nợ”?

Cảng Cam Ranh trở nên kém dấp dẫn với nhà đầu tư khi ế đến 90% số lượng cp chào bán trong đợt IPO vừa qua nhưng lại “vớ” được hai nhà đầu tư lớn là MaritimeBank (MSB) và nhà thầu Phú Xuân? Họ sẽ trở thành cổ đông lớn bất đắc dĩ nhằm giải quyết nợ tồn đọng thông qua vốn hóa các khoản nợ?

Cảng Cam Ranh là cảng thương mại quốc tế nằm trong vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa, có mực nước sâu, kín gió, diện tích lớn, nằm gần đường hàng hải quốc tế và sân bay Cam Ranh. Cảng Cam Ranh có vốn điều lệ hơn 66 tỷ đồng, thuộc sở hữu 100% vốn của Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines).

Về năng lực tiếp nhận hàng hóa, Cảng Cam Ranh có hai bến tàu. Bến số 1 có chiều dài 182m với năng lực tiếp nhận tàu 30,000 DWT. Bến số 2 được xây dựng kéo dài từ Bến số 1 đã hoàn thành giai đoạn 1 với chiều dài 180m và phần cầu cảng này đã đi vào hoạt động từ 17/05/2013. Giá trị đầu tư Bến số 2 (giai đoạn 1) là 252.4 tỷ đồng.

Cầu chính bến số 1 và cầu chính bến số 2 nằm liền kề nhau có tổng chiều dài 362m

IPO ế

Từ cuối năm 2014 đến đầu năm 2015, trào lưu cổ phần hóa các cảng biển là công ty con của Vinalines diễn ra không ít. Nhiều cảng biển “hot” được nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư chiến lược săn lùng nhưng không ít cảng biển hiu hắt vắng bóng nhà đầu tư quan tâm khi tỷ lệ cổ phần chào bán bị ế khá lớn.

Cảng Cam Ranh rơi vào trường hợp thứ hai, trong đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), khối lượng đăng ký chào bán là 6 triệu cổ phần nhưng khối lượng đặt thầu và đấu giá thành công chỉ có 582,000 cổ phần với giá đấu bình quân 10,172 đồng/cp, tương đương tỷ lệ 9.6%.

Vì sao kém hấp dẫn?

Theo thông tin từ bản công bố chào bán cổ phần, trong suốt các năm từ 2009-2012, doanh thu thuần của Cảng Cam Ranh tăng từ 42.4 tỷ lên 75.7 tỷ đồng, tuy nhiên lợi nhuận gộp biên lại giảm dần từ 21% xuống 17.2%, lợi nhuận sau thuế chỉ dao động trong khoảng 2.3-3.8 tỷ đồng.

Đặc biệt đến năm 2013, khi nhận bàn giao Bến số 2 do Vinalines làm chủ đầu tư với giá trị tạm tính 182 tỷ đồng nên làm nợ dài hạn và lãi vay đầu tư của Cảng tăng cao. Chi phí lãi vay tăng đột biến từ 1.6 tỷ lên gần 10 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp biên giảm xuống còn 16.4%. Đây cũng là năm Cảng Cam Ranh báo lỗ gần 3.8 tỷ đồng.

Kết quả ước tính năm 2014 của Cảng Cam Ranh cũng không sáng sủa nhiều khi lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh 439 triệu đồng và ghi nhận lợi nhuận sau thuế chỉ 143 triệu đồng.

Khó khăn đặt ra với Cảng hiện nay không phải là ít. Trong khu vực hầu như chưa có khu kinh tế, khu công nghiệp, không có hàng container, chủ yếu là hàng rời và hàng bao. Hàng hóa qua Cảng Cam Ranh không đa dạng, trong đó 2/3 sản lượng là hàng xuất khẩu (khoáng sản rời và nông lâm sản đã qua sơ chế) xuất sang châu Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc), hàng nội địa chiếm tỷ trọng 1/3 tổng sản lượng còn lại. Năm 2014, Cảng đã có tuyến hàng container và hàng nhập khẩu, nhưng số lượng chưa cao. Ngoài ra, Vịnh Cam Ranh thuộc khu vực nhạy cảm về an ninh quốc phòng nên khó thu hút nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài.

Các chỉ tiêu dự kiến sau cổ phần hóa của Cảng Cam Ranh

Bất đắc dĩ, ngân hàng và nhà thầu chuyển nợ thành vốn?

Khi bắt đầu nhận bàn giao Bến số 2 từ Vinalines vào tháng 5/2013, Cảng Cam Ranh cũng “ôm” luôn các khoản nợ đi cùng với tài sản này, gồm 103.4 tỷ đồng nợ Ngân hàng MaritimeBank (MSB) và 36.3 tỷ đồng nợ CTCP Tư vấn và Xây dựng Phú Xuân (nhà thầu Phú Xuân), dẫn đến nợ dài hạn và lãi vay của Cảng tăng cao.

Để giải quyết tình trạng này, Cảng cam Ranh đưa ra phương án cổ phần hóa, bán bớt một phần vốn nhà nước kết hợp phát hành thêm cổ phần để tăng vốn điều lệ. Phần vốn điều lệ phát hành thêm sẽ đến từ việc hoán đổi nợ của nhà thầu Phú Xuân và MSB thành vốn góp. Cảng Cam Ranh cho biết sau đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng sẽ thực hiện phương án phát hành này.

Theo đó, MSB sẽ chuyển 28.97 tỷ đồng nợ tại Cảng thành vốn góp thông qua hình thức mua cổ phần chào bán cho nhà đầu tư chiến lược, tỷ lệ sở hữu của MSB tại Cảng sau khi chuyển nợ thành vốn góp là 10.95%. Còn nhà thầu Phú Xuân cũng sẽ chuyển 34.97 tỷ đồng nợ thành vốn góp (dự kiến 31.9 tỷ đồng nợ sẽ chuyển thành vốn thông qua hình thức mua cổ phần chào bán cho nhà đầu tư chiến lược và 3.07 tỷ đồng nợ sẽ chuyển thành vốn góp thông qua hình thức đấu giá), sau khi chuyển nợ thành vốn, nhà thầu Phú Xuân sẽ sở hữu 13.22% cổ phần Cảng Cam Ranh.

Cơ cấu cổ đông dự kiến sau cổ phần hóa

Như vậy, tổng giá trị nợ và lãi vay sẽ hoán đổi thành vốn góp tại Cảng Cam Ranh dự kiến là 63.94 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ của Công ty lên 264.5 tỷ đồng khi chuyển thành công ty cổ phần. Dư nợ của Cảng Cam Ranh tại MSB còn lại hơn 89.5 tỷ đồng.

Phần còn lại này, MSB đang xem xét phương án bán toàn bộ nợ gốc và lãi vay còn lại tại Cảng Cam Ranh cho Công ty Mua bán nợ VN (DATC). Sau đó DATC sẽ quyết định việc chuyển nợ thành vốn góp tại Cảng Cam Ranh hay không? Nếu phương án này thành công, DATC sẽ chuyển 60 tỷ đồng nợ thành vốn góp và giữ lại 29.5 tỷ nợ với lãi suất 4.5%/năm kỳ hạn 7 năm.

Được biết, trường hợp không tiếp tục tái cơ cấu tài chính, Cảng Cam Ranh vẫn phải chịu áp lực trả lãi vay này và dự kiến sẽ lỗ 354 triệu đồng trong năm 2015.

ĐVT: triệu đồng

Minh Hằng

Các tin tức khác

>   VNPT đấu giá hơn 10 triệu cp SPT giá khởi điểm 12,600 đồng/cp (20/03/2015)

>   Xác định giá trị thương hiệu trước khi cổ phần hóa (20/03/2015)

>   Vốn Nhà nước chỉ còn 36% tại Vinalines (19/03/2015)

>   Đất vàng Triển lãm Giảng Võ: Miếng hời khó… nuốt (19/03/2015)

>   HNX sẽ tư vấn VNPT thoái vốn ngoài ngành (18/03/2015)

>   IPO Triển lãm Việt Nam: Khối lượng đăng ký mua chưa tới 5% chào bán (17/03/2015)

>   IPO Điện cơ Thống nhất: Giá trúng thầu bình quân gấp 4 lần giá khởi điểm (17/03/2015)

>   IPO Cảng Cam Ranh: "Ế" hơn 5.5 triệu cổ phần (16/03/2015)

>   Sẽ bán 70% cổ phần ở Bệnh viện Giao thông vận tải (13/03/2015)

>   Hủy đấu giá cổ phần Đầu tư Thương mại Dịch vụ Điện lực do không có NĐT đăng ký (16/03/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật