Thứ Tư, 25/02/2015 22:10

Sẽ bán quyền khai thác một số sân bay cho tư nhân

Bộ GTVT sẽ bán toàn bộ quyền khai thác đối với sân bay Phú Quốc và nhượng lại sảnh E và nhà ga T1 sân bay Nội Bài có thời hạn cho Vietjet Air, đồng thời gấp rút cổ phần hóa (CPH) TCty Cảng hàng không Việt Nam.

Sân bay quốc tế Phú Quốc.

Việt Nam được Tổ chức Hàng không dân dụng thế giới đánh giá có tốc độ phát triển hàng không trong top 10 thế giới. Đây dược coi là mảnh đất “màu mỡ” để đầu tư, phát triển và kêu gọi xã hội hóa, cũng là lĩnh vực nhận được sự ưu ái của nhiều nhà đầu tư nhất.

Do vậy, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho rằng, những gì tư nhân có thể làm được trong lĩnh vực hàng không thì Nhà nước sẽ thoái hết vốn để tư nhân làm, chỉ những gì tư nhân không làm hoặc không được phép chi phối thì Nhà nước mới làm. 

Theo đó, năm 2015, ngành hàng không tập trung vào việc thí điểm bán 100% vốn nhà nước tại sân bay Phú Quốc, nghiên cứu bán quyền khai thác có thời hạn một số cảng hàng không. Đồng thời cho rằng cần bỏ tư duy “không quản được thì cấm”. “Để quản lý, tránh rơi vào độc quyền, chúng ta sẽ có những điều khoản hợp đồng ràng buộc”, ông Đinh La Thăng nhấn mạnh.

Được biết, mới đây Phó Chủ tịch HĐQT Cty CP Hàng không Vietjet Nguyễn Thanh Hùng đã có văn bản gửi Bộ GTVT đề xuất được Bộ nhượng quyền khai thác thương mại toàn bộ nhà ga hành khách T1 tại sân bay quốc tế Nội Bài trong thời hạn 20 năm. 

Tại cuộc họp của Bộ GTVT về huy động vốn xã hội hoá đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không ngày 25.22015, Bộ GTVT đã yêu cầu TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thí điểm bán dứt điểm quyền khai thác sảnh E sân bay quốc tế Nội Bài cho hãng hàng không Vietjet Air. Theo đề xuất mua lại toàn quyền khai thác sảnh T1 sân bay này, xem xét bán có thời hạn 20 năm, hoặc 50 năm. Ngoài ra, sẽ nghiên cứu bán một phần sân bay Đà Nẵng ở khu vực cũ cho hãng hàng không giá rẻ để lấy vốn đầu tư nhà ga quốc tế.

Sân bay quốc tế Phú Quốc.

Theo dự kiến, tháng 4.2015, ACV phải trình Bộ GTVT phương án CPH để lấy vốn đầu tư sân bay quốc tế Long Thành. Bộ GTVT cũng cho biết phải huy động được nguồn lực để xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành ngang tầm thế giới. Nếu được Quốc hội thông qua có thể tính đến việc sử dụng 100% vốn của doanh nghiệp, không cần vốn Nhà nước. Vốn từ CPH của ACV và tiền bán sân bay Phú Quốc, phát hành thêm trái phiếu mà không cần bảo lãnh của Nhà nước. Một hãng hàng không 4 sao thì cũng phải có dịch vụ, sân bay đi kèm tương ứng.

Theo một báo cáo mới nhất của ACV về nguồn vốn xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành đã được điều chỉnh khá nhiều. Cụ thể, vốn đầu tư giai đoạn 1 chỉ còn khoảng 6,6 tỉ USD, giảm khoảng 1,2 tỉ USD so với báo cáo trình Quốc hội hồi cuối năm 2014.

Đặng Tiến

lao động

Các tin tức khác

>   Bộ GTVT quyết tâm hiện thực hóa 2.500km đường cao tốc vào năm 2020 (25/02/2015)

>   Vietjet muốn mua lại nửa sân bay quốc tế Nội Bài (25/02/2015)

>   Năm 2015, tập trung cổ phần hóa thành công ACV và bán sân bay Phú Quốc (25/02/2015)

>   PVN sẽ không đầu tư mạnh vào khai thác dầu (25/02/2015)

>   Thu hút đầu tư FDI vào nông nghiệp năm 2015: Biến cơ hội thành vàng (25/02/2015)

>   Tổng công ty Quản lý bay sẽ mua lại máy bay King Air của bầu Đức (25/02/2015)

>   Việt Nam là nhà cung ứng hàng hóa lớn nhất ASEAN cho Hoa Kỳ (25/02/2015)

>   Diện mạo tàu điện ngầm ở TP.HCM (25/02/2015)

>   Không thể để mất những thương hiệu lớn (25/02/2015)

>   Doanh nghiệp vào sân chơi lớn (25/02/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật