Thứ Sáu, 27/02/2015 15:56

Mỹ tiếp tục dẫn đầu nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam

Dự báo, xuất khẩu dệt may sang Mỹ năm 2015 đạt mức tăng trưởng 13% so với năm 2014, đạt trên 11 tỷ USD. Theo Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại-Bộ Công Thương (VITIC), xuất khẩu hàng dệt may ra thị trường nước ngoài trong tháng đầu năm 2015 đạt trên 1,9 tỷ USD, tăng 0,7% so với tháng 1/2014.

Nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn đặt hàng sản xuất đến hết quý I/2015. Thậm chí, một số doanh nghiệp lớn có đơn hàng đến hết quý II/2015 cho sản phẩm hoàn tất.

Năm 2015 được đánh giá là năm thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may.

VITIC dẫn lời ông Lê Tiến Trường - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho biết, triển vọng tăng trưởng kim ngạch tại các thị trường truyền thống của ngành còn rất lớn.

Trong tháng đầu năm nay, có 3 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 100 triệu USD là Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trong đó, Mỹ dẫn đầu với 926,69 triệu USD, chiếm 48,31% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả nước. Dự báo, xuất khẩu dệt may sang Mỹ năm 2015 đạt mức tăng trưởng 13% so với năm 2014, đạt trên 11 tỷ USD.

Đứng thứ hai là trường Nhật Bản đạt mức tăng trưởng 5,96%, với 242,03 triệu USD, chiếm 12,62% tổng kim ngạch. Với thị trường Nhật Bản, Việt Nam có thế mạnh là một trong những nước tham gia đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP cùng với Nhật Bản.

Việc các nhà đầu tư Nhật Bản tăng đầu tư vào vùng sản xuất nguyên phụ liệu đã tạo cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam cơ hội tận dụng được lợi thế về quy tắc xuất xứ và từng bước đáp ứng được tiêu chuẩn về kỹ thuật và môi trường khi xuất khẩu sang Nhật Bản.

Năm 2015, dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản tiếp tục khả quan, có thể đạt 2,9 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2014.

Đứng thứ ba là thị trường Hàn Quuốc khi xuất khẩu hàng dệt may sang nước này tháng 1/2015 đạt 174,15 triệu USD, chiếm 9,08%, tăng 5,16% so cùng kỳ. Nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của Hàn Quốc hiện đang tăng mạnh, tăng từ những tháng cuối năm 2014.

VITIC cho biết thêm, với thị trường EU, các chuyên gia dự báo trong năm 2015, kỳ vọng khi hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam-EU được ký kết, tăng trưởng xuất khẩu dệt may sang EU sẽ khởi sắc tương tự trường hợp của Bangladesh tăng trưởng mạnh vào EU kể từ khi hưởng ưu đãi về thuế GSP.

Dự báo 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU sẽ duy trì đà tăng trưởng và đạt trên 4 tỷ USD.

Nhìn chung, trong tháng đầu năm 2015 xuất khẩu dệt may sang đa số các thị trường đều đạt mức tăng kim ngạch so với tháng 1/2014.

Trong, đó tăng trưởng mạnh ở các thị trường như: Senegal (+316,19%), Chi Lê (+312,75%), Phần Lan (+207%), Hy Lạp (+180%), Philippines (+116,42%).

20 thị trường dẫn đầu nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam trong tháng 1

(Số liệu của Tổng cục Hải quan. ĐVT: USD)

Thị trường

T1/2015

T1/2014

T1/2015 so với cùng kỳ (%)

Tổng kim ngạch

1.918.161.993

1.904.870.093

+0,70

Hoa Kỳ

926.688.010

954.531.378

-2,92

Nhật Bản

242.028.938

228.408.211

+5,96

Hàn Quốc

174.151.388

165.611.433

+5,16

Anh

61.372.358

48.320.523

+27,01

Đức

59.208.612

75.856.878

-21,95

Tây Ban Nha

48.964.549

69.202.314

-29,24

Canada

46.013.186

40.362.505

+14,00

Trung Quốc

44.840.414

32.600.465

+37,55

Hà Lan

40.186.411

24.411.277

+64,62

Đài Loan

20.220.145

14.645.494

+38,06

Hongkong

18.257.878

17.007.999

+7,35

Bỉ

17.928.896

15.853.317

+13,09

Campuchia

17.717.406

10.286.873

+72,23

Italy

14.259.465

11.992.285

+18,91

Australia

13.335.014

12.039.789

+10,76

Indonesia

11.015.607

7.829.463

+40,69

Pháp

10.822.959

19.095.408

-43,32

Tiểu VQ Arập TN

10.444.307

9.414.749

+10,94

Đan Mạch

9.497.281

9.363.254

+1,43

Chi Lê

8.865.600

2.147.913

+312,75

Chính phủ

Các tin tức khác

>   Thị trường bán lẻ Việt Nam 2015: Những cuộc cạnh tranh khốc liệt? (27/02/2015)

>   Buôn ôtô sang triệu đô: Đâu dễ moi tiền nhà giàu Việt (27/02/2015)

>   Ngày càng nhiều người chọn xu hướng du lịch tự lo vé, chỗ nghỉ (27/02/2015)

>   Úc xuất khẩu hàng ngàn trâu sống sang Việt Nam (27/02/2015)

>   Đơn hàng đầu năm: Kẻ mừng, người lo (27/02/2015)

>   Doanh nghiệp vào sân chơi lớn: “Ông lớn” cũng hoang mang (26/02/2015)

>   Doanh nghiệp nhỏ tìm lợi nhuận ở thị trường ngách (26/02/2015)

>   Cơ hội lớn cho ngành công nghiệp nhựa (26/02/2015)

>   Đề xuất giảm 3 tỷ USD vốn đầu tư sân bay Long Thành (26/02/2015)

>   Thích ứng với hội nhập: Tự cường thay vì than khó (26/02/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật