Thứ Bảy, 14/02/2015 15:04

Hy Lạp bắt đầu đàm phán kỹ thuật về nợ với nhóm "Bộ ba"

Ngày 13/2, Hy Lạp bắt đầu đàm phán kỹ thuật về gói cứu trợ thứ nhất với "Bộ ba" chủ nợ gồm Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Các cuộc đàm phán diễn ra giữa lúc đang lóe lên tia hy vọng rằng cuộc họp của Eurogroup (Nhóm các Bộ trưởng tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu - Eurozone), dự kiến vào đầu tuần tới, có thể đạt đồng thuận về đề xuất mới của Hy Lạp xem xét lại toàn bộ gói cứu trợ này.

Một quan chức cấp cao Liên minh châu Âu (EU) yêu cầu giấu tên tiết lộ chương trình cứu trợ mới là một sự lựa chọn mặc dù các quan chức khác trước đó khẳng định sẽ không có sự thay đổi nào liên quan gói cứu trợ nói trên.

Quan chức này nói rõ gia hạn gói cứu trợ thứ nhất là vấn đề không quan trọng, nhấn mạnh giới chức khu vực đã đồng ý bắt đầu đàm phán chương trình mới, đồng thời cho biết nhóm "Bộ ba" có thể mang tên mới.

Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker cùng ngày chỉ trích cách thức làm việc của nhóm "Bộ ba," khẳng định việc nhóm này cử các quan chức quan liêu đến Hy Lạp giám sát các biện pháp khắc khổ "gây ra không ít vấn đề."

Trong một tín hiệu khác, Đức đã thể hiện thái độ mềm mỏng hơn khi người đứng đầu chính phủ của nền kinh tế lớn nhất châu Âu ủng hộ chính sách "thắt lưng buộc bụng" này. Bà Angela Merkel nói "một sự thỏa hiệp là có thể đạt được," đồng thời khẳng định cuộc gặp đầu tiên của bà với tân Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras diễn ra thân thiện.

Trong bối cảnh người dân Hy Lạp đã kiệt sức sau 5 năm các chính phủ tiền nhiệm thực hiện chính sách khắc khổ để đổi lấy gói cứu trợ trị giá 240 tỷ euro (270 tỷ USD) phối hợp giữa EU và IMF, ông Tsipras tại phiên điều trần ở Hội nghị thượng đỉnh EU ngày 12/2 vừa qua cho biết chương trình mới mà Athens đệ trình với Eurogroup sẽ tuân thủ các quy định của EU về cân bằng ngân sách.

Ông khẳng định Hy Lạp sẽ không quay trở lại "kỷ nguyên thâm hụt," thực hiện cải cách nhằm chống các "căn bệnh" tham nhũng và trốn thuế, đồng thời tái khẳng định quyết tâm không gia hạn gói cứu trợ mà hướng tới khoản vay "bắc cầu" để thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ.

Thị trường chứng khoán và đồng euro đã tăng đôi chút, lần đầu tiên đạt 11.000 điểm sau khi có các tín hiệu trên./.

vietnam+

Các tin tức khác

>   Kinh tế Đức bứt phá ngoạn mục (14/02/2015)

>   S&P 500 đạt kỷ lục, Nasdaq chạm mức cao nhất 15 năm (14/02/2015)

>   Đà tăng trưởng của kinh tế Pháp hứa hẹn sẽ mạnh lên trong 2015 (14/02/2015)

>   Dầu bay cao, đánh dấu tuần tăng giá thứ 3 liên tiếp (14/02/2015)

>   Fitch tiếp tục hạ mức tín nhiệm đối với kinh tế Ukraine (14/02/2015)

>   Thị trường ngoại tệ Venezuela được giao dịch 10.000 USD/năm (13/02/2015)

>   Italy chấm dứt suy thoái nhưng chưa có dấu hiệu hồi phục kinh tế (13/02/2015)

>   Nền kinh tế Mỹ đón nhận các tín hiệu không mấy lạc quan (13/02/2015)

>   Nhu cầu vàng toàn cầu 2014 thấp nhất 5 năm (13/02/2015)

>   Ngân hàng Thế giới hỗ trợ 2 tỷ USD cho Ukraine trong năm 2015 (13/02/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật