Thứ Năm, 12/02/2015 09:34

Giới chuyên gia lạc quan về viễn cảnh kinh tế Mỹ năm 2015

Bất chấp tốc độ tăng trưởng chậm hơn nhiều so với dự kiến trong quý cuối cùng của năm 2014 và những dấu hiệu không mấy tích cực trong gần hai tháng qua, các chuyên gia kinh tế vẫn lạc quan về viễn cảnh kinh tế trong năm 2015.

Các chuyên gia kinh tế lạc quan về viễn cảnh kinh tế Mỹ năm 2015. (Nguồn: industryweek.com)

Theo kết quả điều tra của hãng tin Reuters, công bố ngày 11/2, cho biết toàn bộ 82 chuyên gia kinh tế được phỏng vấn đều có chung nhận định kinh tế Mỹ trong năm 2015 sẽ đạt tốc độ tăng trưởng ngoạn mục nhất trong vòng một thập kỷ qua.

Tốc độ tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế đầu tầu thế giới trong năm nay dự kiến đạt 3,2%. Đây sẽ là tốc độ tăng GDP cao nhất của nền kinh tế Mỹ kể từ năm 2005.

Hầu hết các chuyên gia dự báo đà phát triển nhanh của nền kinh tế trong năm 2014 và năm 2015 sẽ là một cơ sở Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trong năm nay có đủ niềm tin để lần đầu tiên tăng lãi suất cơ bản hiện ở mức gần như bằng 0 theo đuổi suốt từ tháng 12/2008. Có 36 trong 82 chuyên gia dự báo Fed sẽ quyết định tăng lãi suất vào tháng Sáu trong khi 18 chuyên gia khác cho rằng tháng Chín là thời điểm thích hợp hơn.

Ông Joel Naroff, nhà kinh tế trưởng thuộc công ty tư vấn Naroff Economic Advisors, cho biết đã có không ít tiếng nói trong ban lãnh đạo Fed về khả năng tăng lãi suất cơ bản vào thời điểm giữa năm.

Yếu tố cơ bản Fed đã và đang cân nhắc là thị trường lao động. Tuy nhiên, thị trường lao động Mỹ trong năm 2014 và trong những tháng gần đây tiếp tục có những cải thiện. Tỷ lệ thất nghiệp trong công nhân Mỹ trong tháng 12/2014 chỉ còn ở mức 5,6%, thấp nhất trong vòng 6 năm qua. Riêng trong ba tháng gần đây, các doanh nghiệp Mỹ đã tạo ra thêm hơn 1 triệu việc làm mới.

Trong Thông điệp Liên bang tối 20/1, Tổng thống Barack Obama cho biết, trong 5 năm ông cầm quyền kể từ 2009, nền kinh tế Mỹ đã tạo ra được tổng cộng hơn 11 triệu việc làm mới, hơn tổng số việc làm mới được tạo ra trong cùng thời gian của châu Âu, Nhật Bản và các nền kinh tế phát triển khác cộng lại.

Ông Chris Rupkey, chuyên gia kinh tế tài chính thuộc ngân hàng MUFG Union Bank cho rằng đây là bằng chứng mới về sự phát triển bền vững hơn của nền kinh tế lớn nhất thế giới và Mỹ “đã và vẫn tiếp là một ốc đảo thịnh vượng của nền kinh tế toàn cầu”.

Tốc độ tăng GDP của Mỹ trong cả năm 2014 đạt 2,4%, cao hơn mức tăng 2,2% trong năm 2013. Năm 2014, kinh tế Mỹ được coi là “điểm sáng nhất” trong bức tranh nền kinh tế toàn cầu còn nhiều u ám.

vietnam+

Các tin tức khác

>   G20 cam kết thúc đẩy GDP toàn cầu tăng trưởng 2% vào 2018 (12/02/2015)

>   Vụ HSBC Thụy Sĩ bị phanh phui: Điều tra tài khoản liên quan đến Việt Nam (12/02/2015)

>   Bundesbank thu hồi toàn bộ vốn đầu tư vào Lehman Brothers (11/02/2015)

>   Hàn Quốc: Nợ xấu từ các khoản cho vay doanh nghiệp ở mức cao (11/02/2015)

>   Standard & Poor's “thủng ví” liên tục vì các vụ kiện cáo (11/02/2015)

>   Rời khỏi Liên minh châu Âu, kinh tế Anh sẽ phát triển ra sao? (11/02/2015)

>   Dầu trượt mạnh hơn 5% xuống sát 50 USD/thùng, thấp nhất trong 1 tuần (11/02/2015)

>   Kinh tế Trung Quốc trước nguy cơ rơi vào vòng xoáy giảm phát (11/02/2015)

>   Bộ Tài chính Nga đề nghị cắt giảm ngân sách thêm 9,04 tỷ USD (11/02/2015)

>   Vốn FDI trong năm 2014 của UAE tăng 25% so với năm 2013 (10/02/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật