Chủ Nhật, 08/02/2015 08:56

Đổi nợ lấy cổ phần: Trước dễ nay có dễ?

Tại dự thảo sửa đổi một số điều của Nghị định 58 hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán, điều kiện chào bán cổ phần riêng lẻ để hoán đổi nợ đã được bổ sung. Liệu nó có chống được các đợt phát hành ồ ạt, nhiều mức giá chỉ với mục đích làm sạch các khoản nợ?

Dự thảo sửa đổi quy định Luật Chứng khoán chỉ dễ nếu các bên hoán đổi nợ không phải là doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện hay DNNN đang ngập chìm trong nợ và cố tìm lối thoát. Ảnh: Minh Khuê

Để thoát khỏi điều kiện mập mờ

Chào bán cổ phần riêng lẻ để hoán đổi nợ tại các công ty đại chúng hoặc không đại chúng không phải là mới bởi thực tế một số công ty niêm yết đã làm việc này. Thậm chí có đợt phát hành cổ phiếu cấn trừ nợ lên đến hơn ngàn tỉ đồng.

Tại dự thảo này, điều kiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi các khoản nợ của công ty đại chúng bao gồm: có ý kiến chấp thuận của chủ nợ, có quyết định của đại hội đồng cổ đông thông qua phương án chào bán, xác định số lượng chào bán, danh sách chủ nợ, khoản nợ, phương pháp xác định và tỷ lệ hoán đổi.

Quan trọng nhất là dự thảo quy định phương pháp xác định và tỷ lệ hoán đổi nợ phải được tổ chức có chức năng thẩm định giá. Trong trường hợp tổ chức phát hành, chủ nợ là doanh nghiệp thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì việc hoán đổi phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và đáp ứng các điều kiện của luật chuyên ngành.

Điều kiện đổi nợ lấy cổ phiếu riêng lẻ của công ty không đại chúng cũng tương tự như trên. Có thêm quy định là cổ phiếu hoặc phần vốn góp được hoán đổi không thuộc các trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng tại thời điểm hoán đổi theo điều lệ công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn.

Dự thảo sửa đổi Luật Chứng khoán chưa thể “quét” đến được việc hoán đổi nợ thành cổ phần các công ty cổ phần có vốn nhà nước chi phối hoặc doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, dù nhiều DNNN hiện nay là con nợ rất lớn của nhiều chủ nợ khác nhau, đang cần làm sạch sổ sách để IPO.

Thực tế đã có rất nhiều đợt phát hành riêng lẻ cho một số cổ đông nhất định, thường là các cổ đông chiến lược hoặc tổ chức. Ở đây không bàn đến các đợt chào bán riêng lẻ thông thường, bởi chào bán riêng lẻ để gọi thêm vốn vào doanh nghiệp là bình thường. Nhiều đợt chào bán, giá bán cao hơn giá cổ phiếu trên thị trường cũng được chấp nhận. Còn phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ thì con nợ không thể bán món nợ được chuyển thành cổ phiếu với giá hời được. Thường là phát hành bằng hoặc dưới mệnh giá, miễn sao quyền lợi hai bên được đảm bảo, chủ nợ và con nợ tìm được tiếng nói chung.

Với quy định của Luật Chứng khoán hiện hành, doanh nghiệp không quá khó khăn trong việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ để cấn trừ nợ vì hồ sơ thủ tục thực hiện như một đợt phát hành bình thường. Doanh nghiệp phát hành cần thêm hợp đồng, giấy tờ chứng minh cam kết chốt nợ giữa doanh nghiệp và chủ nợ, cam kết chấp thuận hoán đổi nợ với giá thỏa thuận giữa các bên là có thể làm được.

Tất nhiên, trong trường hợp phát hành cổ phiếu riêng lẻ dưới mệnh giá thì đơn vị phát hành phải có văn bản xin phép Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, được sự chấp thuận của ủy ban mới được phát hành. Hay nói khác đi là trước vẫn có quy định về chào bán cổ phần riêng lẻ, cho phép cấn trừ nợ nhưng điều kiện chưa thật rõ, hành lang pháp lý cũng lỏng lẻo. Nhất là trong trường hợp phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá mà chủ nợ lại là các tổ chức, cá nhân có liên quan với con nợ.

Như trường hợp của Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA) phát hành 127 triệu cổ phiếu riêng lẻ cấn trừ nợ cho năm tổ chức có liên quan đến ITA. Hoặc Quốc Cường Gia Lai phát hành 133 triệu cổ phiếu chào bán cho 100 nhà đầu tư chủ nợ với tổng giá trị khoản phát hành cấn trừ lên đến 1.330 tỉ đồng (133 triệu cổ phiếu), cao hơn hẳn 15 triệu cổ phiếu của doanh nghiệp đang lưu hành.

Nhưng cũng có trường hợp như VietinBank thì không thể hoán đổi nợ thành cổ phần tại các cảng biển - công ty con của Vinalines cho dù Vinalines đang nợ ngân hàng này đến 5.000 tỉ đồng vì vướng nhiều quy định chuyên ngành ngân hàng. Vả lại các công ty mà VietinBank muốn đổi cổ phần không phải là con nợ của ngân hàng.

Hoán đổi nợ lấy cổ phần DNNN mới khó

Những phân tích trên cho thấy rằng, các điều kiện chào bán cổ phần riêng lẻ, đặc biệt là để cấn trừ nợ được bổ sung vào Luật Chứng khoán chỉ là hợp thức hóa cho hình thức phát hành kiểu này của doanh nghiệp niêm yết hay chưa niêm yết, thay cho tình trạng làm đến đâu xin phép đến đấy như trước kia. Việc thẩm định giá để ngăn chặn các kỹ thuật phát hành cổ phiếu nhằm có lợi cho cổ đông lớn, bảo vệ quyền lợi các cổ đông nhỏ lẻ.

Tuy nhiên, việc hoán đổi nợ lấy cổ phần mà đơn vị phát hành hay chủ nợ là các doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện như ngân hàng cũng vẫn sẽ bị siết chặt vì dự thảo quy định bổ sung vẫn nhấn mạnh việc cả bên phát hành và bên chủ nợ phải chịu quy định của luật chuyên ngành.

... đọc tiếp tại đây

Ngọc Lan

TBKTSG

Các tin tức khác

>   SCIC đấu giá hơn 2.78 triệu cp SSC giá khởi điểm 62,000 đồng/cp (06/02/2015)

>   Việc hoán đổi cổ phần công ty con có ý nghĩa như thế nào với NLG? (06/02/2015)

>   GTN chào mua công khai 10.14% vốn VDL (06/02/2015)

>   HDA: Dự kiến chào bán gần 9 triệu cp với giá 10,000 đồng/cp (04/02/2015)

>   Ngân hàng Bắc Á chào bán 70 triệu cp để tăng vốn lên 4,400 tỷ đồng (04/02/2015)

>   TNG: Phân phối tiếp 118,145 cp dư giá 10,000 đồng/cp (03/02/2015)

>   SCI: Phát hành 5 triệu cp tăng vốn lên gấp đôi (03/02/2015)

>   ALT: Báo cáo kết quả phát hành (02/02/2015)

>   HHG: Thống nhất phát hành 3 triệu cp cho cổ đông chiến lược (02/02/2015)

>   HHS sẽ phát hành cổ phiếu hoán đổi tỷ lệ 1:1 với CTCP Phát triển Dịch vụ Hoàng Giang (02/02/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật