Thứ Hai, 09/02/2015 09:17

Báo động đỏ! 12 NHTW đã giảm lãi suất trong năm nay

Ít nhất 12 ngân hàng trung ương đã cắt giảm lãi suất kể từ đầu năm 2015, dấu hiệu cho thấy kinh tế toàn cầu mong manh đến mức nào trong bối cảnh hiện nay.

* Châu Âu đang tiến dần tới kỷ nguyên áp dụng lãi suất âm

* NHTW Đan Mạch hạ lãi suất lần thứ tư trong 3 tuần

* Ngân hàng Australia bất ngờ giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục

* NHTW thứ 9 trên thế giới bất ngờ nới lỏng tiền tệ trong tháng 1/2015

* Đồng rubble giảm giá mạnh do BoR bất ngờ hạ lãi suất chủ chốt

 

Động thái làm cho dòng tiền thậm chí rẻ hơn đang diễn ra tại khắp các thị trường mới nổi và thế giới phát triển. Các ngân hàng trung ương đại điện cho khoảng 60% quy mô của nền kinh tế toàn cầu đang cắt giảm lãi suất, hoặc sử dụng các công cụ khác để bơm thêm tiền mặt vào hệ thống.

Ngân hàng Trung ương Australia (RBA) Australia là NHTW mới nhất hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục trong tuần trước, theo sau động thái tương tự trước đó của NHTW các nước Canada, Thụy Sỹ, Nga, Ấn Độ và một số NHTW khác trong năm nay. Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – đã cắt giảm lãi suất vào cuối năm 2014 và có thể đưa ra hành động như vậy một lần nữa vào năm 2015.

Hiện có tới 7 trong số 10 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới đang nới lỏng tiền tệ. Trong khi đó, Mỹ và Anh trung lập. Chỉ có Brazil là đang nâng lãi suất.

Đó là phản ứng của các NHTW trước các dự báo cho thấy tăng trưởng kinh tế đang trên đà suy yếu. Bên cạnh đó, nguy cơ giảm phát hoặc lạm phát quá thấp cũng buộc họ phải hành động.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ phát động chương trình mua trái phiếu khổng lồ trị giá ít nhất 1.3 ngàn tỷ USD vào tháng 3 tới nhằm chống chọi với đà sụt giảm giá cả. Tháng trước, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) cũng cho biết sẽ tiếp tục in tiền.

Trong một báo cáo nghiên cứu, các nhà chiến lược của Bank of America Merrill Lynch giải thích: “Lạm phát toàn cầu đang sụt giảm, khiến các NHTW lo sợ và hành động mạnh hơn so với những gì mà thậm chí một nhà phân tích bi quan nhất có thể dự báo”.

Mục đích của việc cắt giảm lãi suất và các biện pháp chính sách tiền tệ khác là nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế và lạm phát bằng cách khuyến khích hoạt động cho vay ngân hàng. Các biện pháp này cũng thường khiến tiền tệ mất giá, qua đó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ: Nếu nước nào cũng nỗ lực chống chọi giảm phát bằng cách phá giá đồng tiền của mình thì không ai có lợi cả. Và điều này có thể tác động xấu đến Mỹ vì đây là nền kinh tế lớn duy nhất được dự báo sẽ bắt đầu nâng lãi suất trong năm nay.

Sau đà tăng trưởng ấn tượng 5% trong quý 3/2014, kinh tế Mỹ đã hạ nhiệt vào cuối năm 2014 với mức mở rộng trong quý 4 là 2.6%, thấp hơn so với kỳ vọng.

Đà giảm tốc này phần nào xuất phát từ đà tăng giá của đồng USD khi đồng tiền này tăng vọt 18% so với một nhóm các đồng tiền chủ chốt kể từ thời điểm giữa năm 2014.

Những nhà đầu tư muốn tìm kiếm lợi suất cao hơn trên toàn cầu đã tăng cường mua vào đồng USD nhưng điều này có thể tác động xấu đến lĩnh vực xuất khẩu của Mỹ và các doanh nghiệp hoạt động tại nước ngoài. Microsoft, Google và Visa từng cảnh báo rằng đà tăng mạnh của đồng bạc xanh có thể ảnh hưởng đến doanh thu nước ngoài của các tập đoàn này.

Trong tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew cho biết kinh tế Mỹ không thể kéo các nền kinh tế còn lại trên thế giới thoát khỏi tình trạng ảm đạm như hiện nay. Ông nói: “Dù đà phục hồi của nền kinh tế Mỹ đã trở thành động lực tăng trưởng cho nền kinh tế toàn cầu nhưng các quốc gia còn lại trên thế giới không thể phụ thuộc vào Mỹ và xem đây là động cơ tăng trưởng duy nhất”.

Cuộc chiến nới lỏng tiền tệ kéo dài của các NHTW có thể trở thành một trở ngại mới khi đẩy giá cổ phiếu và bất động sản lên quá cao.

Viện Tài chính Quốc tế (IIF) nhận định: “Các tài sản càng được định giá quá cao thì càng dễ rơi vào tình trạng điều chỉnh”.

Phước Phạm (Theo CNN Money)

Các tin tức khác

>   Xuất khẩu gia tăng sẽ thúc đẩy kinh tế Italy trong năm 2015 (07/02/2015)

>   Dầu WTI vọt hơn 7%, dầu Brent tiến gần 10% trong tuần bứt phá ấn tượng nhất từ năm 2011 (07/02/2015)

>   Ngân hàng Trung ương Australia hạ dự báo tăng trưởng năm 2015 (06/02/2015)

>   Các bộ trưởng tài chính Eurozone triệu tập họp khẩn về Hy Lạp (06/02/2015)

>   Xuất khẩu của Mỹ đạt mức cao kỷ lục nhiều năm liền (06/02/2015)

>   Ủy ban châu Âu nâng mức dự báo tăng trưởng của Eurozone (06/02/2015)

>   Ủy ban châu Âu nâng mức dự báo tăng trưởng của Eurozone (06/02/2015)

>   NHTW Đan Mạch hạ lãi suất lần thứ tư trong 3 tuần (06/02/2015)

>   Vàng giảm nhưng vẫn vững trên 1,260 USD/oz trong lúc chờ báo cáo việc làm của Mỹ (06/02/2015)

>   Dầu nhảy vọt hơn 4% và tái lập mốc 50 USD/thùng (06/02/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật