Thứ Năm, 15/01/2015 06:41

Xăng dầu: Chứng minh xuất xứ mới được hưởng thuế thấp

Trong những ngày đầu tháng 1-2015, hai thông tư của Bộ Tài chính quy định về thuế nhập khẩu xăng dầu có hiệu lực.

Theo đó, ngày 6-1, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 03/2015 có hiệu lực từ ngày 7-1, điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng xăng, dầu thuộc nhóm 27.10. Cụ thể, mặt hàng xăng tăng 8%, từ 27% lên 35%; Dầu hỏa tăng 9%, từ 26% lên 35%, dầu diesel tăng 7%, từ 23% lên 30% ...

Trước đó, vào tháng 11-2014, Bộ Tài chính đã ra Thông tư 165/2014 có hiệu lực từ ngày 1-1-2015 ban hành biểu thuế ưu đãi đặc biệt đối với các mặt hàng nhập khẩu từ ASEAN giai đoạn 2015-2018. Theo đó, mặt hàng xăng RON có thuế nhập khẩu là 20% trong giai đoạn 2015-2018. Riêng đối với nhiên liệu diesel mức thuế nhập khẩu chỉ 5% cho năm 2015 và 0% từ năm 2016-2018…

Nhiều doanh nghiệp và người dân quan tâm là cùng một mặt hàng nhưng mỗi thông tư lại quy định một mức thuế khác nhau. Nếu mức thuế nhập khẩu được áp theo biểu thuế ưu đãi đặc biệt với thuế suất thấp hơn thì giá xăng dầu bán lẻ trong nước sẽ còn thấp hơn so mức giá hiện hành. Tính ra mặt hàng xăng đang phải gánh rất nhiều loại thuế, phí và chiếm hơn 35% giá thành một lít: Thuế nhập khẩu 35%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, thuế GTGT 10%, phí bảo vệ môi trường 1.000 đồng/lít. Ngoài ra, xăng còn chịu thêm phần chi phí kinh doanh định mức 1.050 đồng/lít, trích Quỹ bình ổn giá 500 đồng/lít.

Vậy thuế nhập khẩu xăng dầu sẽ áp theo quy định nào?

Ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính), cho biết hai biểu thuế trên vẫn được áp dụng song song đối với mặt hàng xăng dầu. “Thông tư 165/2014 quy định mức thuế ưu đãi đặc biệt đối với các mặt hàng có nguồn gốc xuất xừ từ các nước ASEAN. Nếu doanh nghiệp có các giấy tờ chứng minh rõ nguồn gốc xuất xứ xăng dầu từ các nước này sẽ được hưởng mức thuế 5%-20%. Nếu không sẽ áp theo mức thuế theo Thông từ 03/2015 là 35%” - ông Thi lý giải thêm.

Để được hưởng ưu đãi thuế 20%, theo ông Thi, doanh nghiệp cần có đủ các điều kiện như mặt hàng thuộc biểu thuế ưu đãi, được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước thành viên ASEAN và vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu, có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ASEAN. “Doanh nghiệp nào chứng minh được các điều kiện này sẽ được áp mức thuế ưu đãi và giá xăng bán lẻ trong nước sẽ tính toán dựa vào mức thuế đó” - ông Thi nói.

Trà Phương

Pháp luật TPHCM

Các tin tức khác

>   Algeria và Venezuela tìm ra giải pháp chung để vực dậy giá dầu  (14/01/2015)

>   Dầu đã bốc hơi 15% năm 2015, WTI bằng giá Brent (14/01/2015)

>   Dầu tiếp tục bị bán tháo không thương tiếc, mất mốc 45 USD/thùng sau nhận định của OPEC (13/01/2015)

>   Dầu hạ thả phanh gần 5% và rớt mốc 46 USD/thùng lần đầu tiên trong gần 6 năm (13/01/2015)

>   Dầu ngã nhào sau động thái hạ dự báo của Goldman Sachs và Société Générale (12/01/2015)

>   Không khai tử tổng đại lý gas (11/01/2015)

>   Xuất khẩu dầu thô của Mỹ đạt kỷ lục 501.766 thùng mỗi ngày (11/01/2015)

>   Iran và Venezuela cam kết "vô hiệu hóa" mối đe dọa về giá dầu (11/01/2015)

>   Tập đoàn dầu khí Nhà nước Mexico sẽ nhập dầu thô nhẹ của Mỹ (10/01/2015)

>   Dầu mất 8% trong tuần giảm giá thứ 7 liên tiếp (10/01/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật