Vận động hành lang của chứng khoán
Vận động hành lang (lobby) trong bài viết dưới đây gói gọn ở phạm vi động thái của các chủ thể trên thị trường chứng khoán đối với Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 1-2-2015 tới.
“Đấu tranh” cho margin!
Thông tư 36 chưa đến ngày thực hiện và kể từ khi nó được ban hành, phản ứng của phần lớn giới ngân hàng là đồng thuận với các quy định đưa ra. Thông tư 36 trải ra một khoảng rộng 12 tháng để các ngân hàng xử lý sở hữu chéo và đấy không phải quãng thời gian ngắn. Thay vào đó họ nói đến Thông tư 02 (quy định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng) áp dụng từ ngày 1-1-2015 đang làm thay đổi các con số nợ xấu, lợi nhuận, tổng tài sản, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Vậy tại sao những đối tượng không trực tiếp chịu sự điều chỉnh của Thông tư 36 như chứng khoán lại lên tiếng?
Nhiều lo ngại dòng tiền vào chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng khi Thông tư 36 có hiệu lực
|
Đầu tiên Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán kiến nghị NHNN xem xét lại lộ trình thực hiện Thông tư 36. Mấu chốt là quy định tỷ lệ cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán được thông tư “chốt” ở 5% vốn điều lệ ngân hàng. Sau đó cựu Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, ông Lê Xuân Nghĩa, cho rằng tỷ lệ 5% nói trên sẽ làm giảm ghê gớm dòng tiền chảy vào chứng khoán. Ông Nghĩa nhận xét các ngân hàng quốc doanh và nửa quốc doanh hầu như không cho vay chứng khoán, các ngân hàng TMCP có thể cho vay tối đa 8.000 tỉ đồng trên tổng vốn điều lệ của họ hiện khoảng 160.000 tỉ đồng.
Có rất nhiều phương thức tạo thanh khoản, tạo giao dịch sôi động cho thị trường mà bản thân các công ty chứng khoán đã nhiều lần kiến nghị, nhưng không được cơ quan quản lý chấp thuận. Đúng hơn những kiến nghị đó, nếu được thực hiện, cơ quan quản lý chưa thể quản lý nổi.
|
Với số tiền ký quỹ (margin) 17.000 tỉ đồng (như công bố của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước - UBCKNN), nay giảm còn 9.000 tỉ đồng, thanh khoản hai sàn sẽ sụt mạnh. Điều này sẽ khiến cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành bị ảnh hưởng. “Năm 2014, chúng ta chỉ bán được 45% tổng số cổ phiếu dự định phát hành (cả IPO, cổ phần hóa, thoái vốn...)” - ông Nghĩa nhấn mạnh - “Không có thanh khoản, các nhà đầu tư dài hạn cũng khó giải ngân. Khi mua cổ phiếu họ phải biết sẽ bán được. Thanh khoản được tạo ra chủ yếu nhờ đầu tư ngắn hạn, mà ngắn hạn là margin”.
Trả lời phỏng vấn TBKTSG trong cuộc họp báo ngày 9-1-2015 ông Lê Hải Trà, Phó tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE), cho biết Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán và các thành viên đã có cuộc họp ở Hà Nội với đại diện NHNN. “Tôi được biết ban soạn thảo Thông tư 36 của NHNN đã rà soát lại những quy định của thông tư, nhưng kết luận cuối cùng ra sao, chưa rõ” - ông Trà nói - “Quan điểm của sở là những gì ảnh hưởng đến thị trường chúng tôi phản đối”.
Ông Trà băn khoăn việc lượng hóa những quy định của Thông tư 36 để đánh giá tác động đến chứng khoán khá mù mờ. Không ai biết số thực cho vay chứng khoán là bao nhiêu. Từ đây dẫn đến sự đồn thổi, phân tích khác nhau, làm nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể bị loạn thông tin. “Tác động của chính sách, ngay cả khi nó chưa có hiệu lực, đối với hành vi của nhà đầu tư đã rõ” - ông Trà khẳng định.
Bán khống, T cộng và những chốt chặn lỗi thời
Từ cơ quan quản lý đến công ty chứng khoán đều tranh đấu cho margin chứng tỏ nguồn tiền ký quỹ đang đóng vai trò quan trọng đến mức nào trên thị trường. Thật đáng buồn vì chứng khoán là kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế, nay phải nhờ cậy nguồn tiền cho vay ngắn hạn của ngân hàng để “sống”! Ngân hàng mà rút bớt tiền là chứng khoán có vấn đề.
Tại sao giao dịch cổ phiếu hàng ngày của hàng trăm doanh nghiệp niêm yết, trong đó có không ít cánh chim đầu đàn của nền kinh tế, lại phải “vất vả” trông vào margin đến thế? Đó là do chứng khoán tự trói tay mình, tự lấy đá ghè vào chân mình đến chảy máu để rồi phải la lên “đau quá”!
Xem tiếp tại đây
Hải Lý
TBKTSG
|