M&A ngân hàng: Không có nhiều lựa chọn
Các năm trước, việc xúc tiến các thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) ngân hàng thường diễn ra chậm rãi. Thậm chí trong cả năm 2014, không có thương vụ nào đi đến hồi kết.
Thế nhưng trong vòng hơn một tháng đầu năm 2015, đã có rất nhiều câu chuyện rôm rả xung quanh hoạt động sáp nhập ngân hàng.
Hối hả tìm bạn tâm giao
Khoan bàn các thương vụ đã rõ ràng như Ngân hàng Phương Nam bank sáp nhập vào Sacombank vừa được Thủ tướng Chính phủ duyệt đề án, hay thương vụ SaigonBank sáp nhập vào Vietcombank cũng đã được đồng ý về chủ trương, riêng tại TPHCM, nhiều ngân hàng có vốn điều lệ nhỏ, khoảng 3.000-4.000 tỉ đồng, đã tìm đến các ngân hàng lớn hơn hoặc tương đương để hỏi han xem họ có nhu cầu sáp nhập hay không.
Theo như tổng giám đốc một ngân hàng nhỏ thì việc tìm kiếm này là cần thiết, vì với tiềm lực tài chính hiện tại, cho dù không quá yếu, các ngân hàng nhỏ cũng sẽ chật vật nếu muốn cạnh tranh với các ngân hàng lớn, mà nếu có sự sáp nhập thì còn lớn hơn nữa. Vậy nên các ngân hàng nhỏ đang tự thân tìm kiếm đối tác. Như ngân hàng ông cũng đang đàm phán với một số ngân hàng cùng cỡ.
Hẳn nhiên, không phải tự dưng chuyện tìm kiếm đối tác trở nên hối hả như vậy. Một lãnh đạo ngân hàng cho TBKTSG biết trong tháng 12-2014, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã gặp tất cả các ngân hàng để thông báo định hướng năm 2015, nói rõ chủ trương sáp nhập các ngân hàng. Theo đó, NHNN sẽ phân loại rõ các ngân hàng mà NHNN sẽ chủ động tự xử lý, thông qua việc mua lại vốn, hay cho phá sản trong trường hợp không cứu vãn nổi. Còn lại những ngân hàng không nằm trong diện “cấp cứu” nhưng gặp khó khăn cũng phải lên phương án sáp nhập.
Thao thức hai bờ
Trong năm nay, NHNN sẽ quy định chặt chẽ lại việc phân loại nợ, để xác định nợ xấu. Sau đó sẽ buộc các ngân hàng phải trích lập dự phòng, nếu mức trích nhỏ hơn vốn thì bắt buộc phải bổ sung vốn, nếu bổ sung vốn đủ thì NHNN giao cho ngân hàng thương mại tự xử lý, nếu không đủ thì NHNN sẽ có phương án xử lý.
Xem thêm tại đây
Thanh Thương
tbktsg
|