Thứ Ba, 06/01/2015 16:08

Lạm phát thấp tại Đức gây sức ép lên cuộc họp sắp tới của ECB

Văn phòng Thống kê liên bang Destatis (Đức) ngày 5/1 công bố số liệu sơ bộ cho hay lạm phát tại nước này trong tháng 12/2014 chạm mức thấp nhất trong hơn 5 năm qua.

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi. (Nguồn: THX/TTXVN)

Giới phân tích lưu ý điều đó sẽ làm gia tăng sức ép khiến Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi phải tung ra các biện pháp bất thường tại cuộc họp ngày 22/1 tới để ngăn chặn nguy cơ giảm phát tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Theo Destatis, tỷ lệ lạm phát tính theo năm tại Đức trong tháng 12/2014 ở mức 0,2%, thấp hơn đáng kể so với mức 0,6% trong tháng 11/2014.

Lần gần đây nhất nền kinh tế lớn nhất châu Âu có tỷ lệ lạm phát dưới 0,2% là tháng 10/2009. Tính chung cả năm 2014, lạm phát hàng năm ở mức trung bình 0,9%.

Xét theo Chỉ số giá tiêu dùng điều hòa (HICP), một tiêu chuẩn so sánh được ECB sử dụng nhằm đo lường lạm phát trong mối quan hệ so sánh với các nước trong khu vực châu Âu, lạm phát tại Đức trong tháng 12/2014 ở mức 0,1%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu lạm phát xấp xỉ 2% mà ECB đã đề ra.

Số liệu sơ bộ về tỷ lệ lạm phát tại Đức được tính toán dựa trên số liệu giá tiêu dùng của sáu bang chủ chốt của Đức. Con số cuối cùng sẽ được căn cứ vào tình hình giá tiêu dùng của toàn bộ 16 bang của nước này, dự kiến sẽ được công bố vào ngày 16/1 tới.

Số liệu về lạm phát tại Eurozone gồm 19 nước thành viên sẽ được công bố trong ngày 7/1.

Lạm phát tại Eurozone ở mức thấp triền miên đã làm dấy lên mối quan ngại khu vực này sẽ rơi vào tình trạng giảm phát, mà hệ quả của nó là kìm hãm tăng trưởng kinh tế đồng thời làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.

Trả lời phỏng vấn tờ nhật báo Handelsblatt (Đức) vài ngày trước, Chủ tịch Draghi cảnh báo nguy cơ bất lợi đối với sự ổn định giá cả ở Eurozone đã gia tăng trong nửa năm qua. ECB sẵn sàng tung ra các biện pháp mới vào đầu năm 2015 nếu cần thiết.

Giới quan sát dự báo Chủ tịch ECB sẽ công bố kế hoạch mua trái phiếu chính phủ của các nước Eurozone, một biện pháp tương tự như chương trình nới lỏng định lượng (QE) để ngăn chặn nguy cơ giảm phát.

Các nhà phân tích cho rằng lạm phát thấp tại Đức là cơ sở nữa để ông Draghi thuyết phục các thành viên của Hội đồng quản trị ECB ủng hộ chương trình QE.

Chuyên gia thuộc Capital Economics, Jennifer McKeown cho rằng nếu lạm phát tại Eurozone giảm trong tháng 12/2014, khả năng ECB phải tung ra chương trình QE là khó tránh khỏi.

Như Mai

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Vàng tăng 2 phiên liên tiếp năm 2015, bạc tiến 1.6% (06/01/2015)

>   WSJ: Khu vực đồng Euro đang đứng trước nguy cơ tan rã (06/01/2015)

>   Dầu rớt thảm 5% và xuyên thủng mốc 50 USD/thùng lần đầu tiên trong 5.5 năm (06/01/2015)

>   Top 10 dự báo kinh tế thế giới 2015 (05/01/2015)

>   “Trùm” quỹ đầu cơ Nga biến mất, giới đầu tư hoang mang (05/01/2015)

>   Báo Đức: Berlin đã sẵn sàng để Hy Lạp rời khỏi Eurozone (05/01/2015)

>   Đồng euro đối mặt khủng hoảng (04/01/2015)

>   Kinh tế thế giới 2015 sẽ tiếp đà phục hồi, song chưa thật vững (04/01/2015)

>   Phần lớn doanh nghiệp Nhật lạc quan về kinh tế đất nước trong 2015 (04/01/2015)

>   Kinh tế thế giới 2015: Kẻ khóc, người cười (04/01/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật