Chủ Nhật, 25/01/2015 08:02

Doanh nghiệp thay tên đổi sếp, cầu vận mới

Công cuộc tái cấu trúc, nhiều doanh nghiệp thậm chí đổi cả tên tuổi cũng như ngành nghề, dàn lãnh đạo để có một diện mạo hoàn toàn mới để được các nhà đầu tư trong và ngoài nước để mắt tới.

Dồn dập đổi tên

Vài tháng gần đây, cái tên VHG nổi lên như một hiện tượng trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Đây là cổ phiếu duy nhất lọt tốp 10 mã nóng, hút dòng tiền lớn nhất trên sàn HOSE, mà không thuộc nhóm bất động sản.

Đó là nhờ DN này bất ngờ lãi khủng trong năm 2013, sau 2 năm liên tục lỗ nặng và triển khai tái cấu trúc.

Từ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cáp, nhựa,... CTCP Đầu tư và Sản xuất Việt Hàn (VHG) đã chuyển ngoắt hướng kinh doanh sang lĩnh vực cao su với hàng loạt các động thái như đổi tên thành CTCP Cao su Quảng Nam (VHG) từ 7/2014; phát hành tăng vốn gấp đôi; đề ra kế hoạch doanh thu lợi nhuận khủng... Tất nhiên, cổ phiếu này cũng đã tăng rất mạnh, một mạch từ trên 8.000 đồng/cp hồi đầu tháng 8/2014 lên gần 18.000 đồng/cp gần cuối tháng 12, trước khi nguội trở lại về ngưỡng 12.500 đồng như hiện tại.

Trước đó, hồi giữa năm 2010, CTCP Đầu tư và vận tải Dầu khí Vinashin (VSP) cũng đã quyết định không mang cái tên Vinashin để đổi thành CTCP Vận tải biển và Bất động sản Việt Hải. Giữa năm 2013, DN này cũng đã một lần nữa tính đổi tên, muốn cắt duyên ngành vận tải biển bằng cách thay từ “vận tải biển” bằng từ “dầu khí” với một cái tên hoàn toàn không liên quan tới “vận tải biển” là: Công ty cổ phần Dầu khí và bất động sản Việt Hải - Viet Hai Petroleum and Properties.

Bên cạnh đó, VSH cũng liên tục bàn tới việc thay đổi lãnh đạo điều hành và liên tục đổi trụ sở cũng như văn phòng làm việc, từ quận 1 (TP.HCM), sang quận 4 và mới nhất là quận 7, bắt đầu từ cuối tháng 10/2014.

Trong vài năm gần đây, giới đầu cũng chứng kiến nhiều vụ thay tên đổi họ, đổi chủ, đổi ngành nghề kinh doanh hay thay cả dàn lãnh đạo để tái cấu trúc như: Mía đường Bourbon Tây Ninh (SBT) đổi thành Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh; Quản lý quỹ Hapaco thành Quản lý quỹ Thái Bình Dương (cả thay tên, đổi chủ); Du lịch Golf Việt Nam (VNG) đổi thành Du lịch Thành Thành Công (VNG)...

Ở mảng chứng khoán, đại hội cổ đông Công ty Chứng khoán Maritime Bank (MSBS) ngày 7/1/2015 cũng vừa thông qua chủ trương đổi tên công ty thành Chứng khoán Maritime (MSI). DN mới sẽ có tên tiếng Việt và tên giao dịch tiếng Anh đều không còn từ “Bank”. Chứng khoán Maritime Bank, vài năm trước đây, cũng đã có một lần đổi tên từ Công ty Chứng khoán Standard.

Trong năm 2014, Chứng khoán Xuân Thành (VIX) của đại gia Ninh Bình - Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy) cũng đã đổi tên thành Chứng khoán IB (VIX) và tăng vốn lên 600 tỷ đồng sau khi doanh nhân ưa đình đám, ghét mờ nhạt này bán bỏ hàng chục triệu cổ phiếu VIX hồi đầu năm, đồng thừoi thay đổi HĐQT, Ban kiểm soát, ban lãnh đạo...

Chứng khoán Hùng Vương (HVS) đầu 2014 đổi thành Chứng khoán HVS Việt Nam. Chứng khoán Thăng Long hồi giữa năm 2012 cũng đã đổi tên thành Chứng khoán MB. Còn Chứng khoán VNS (IVS) cuối 2010 đổi tên thành Chứng khoán Đầu tư Việt Nam (IVS). Chứng khoán Habubank đổi thành Chứng khoán SHB...

Trong mảng BĐS, cũng có rất nhiều cái tên được đổi mới như: dự án Castle Plaza khởi động lại với tên gọi mới là Goldmark City; Khu đô thị mới Bắc An Khánh đổi thành Splendora; Chung cư Tân Tây Đô đổi thành Xphomes; Phuc Ha City Garden thành Thăng Long Victory; AZ Vân Canh thành CT Number One Vân Canh; The Pride (Hà Đông) đổi tên thành HP LandMark Tower; Vincom Village thành Vinhomes Riversides; Thăng Long Mansion thành Sun Square; CT1 Phùng Khoang thành Tây Hà Tower...

Mới đây, nhiều DN lao vào lĩnh vực nông nghiệp, cao su, mía đường, chăn nuôi bò, sản xuất sữa, dệt may... sẽ lại có một loạt các DN, đại loại như Bò Đức Long, Bầu Đức Milk, Gemadep Cao Su, VinTex...

Đổi tên theo mốt, theo chủ mới và... đốt vía đuổi đen

Có thể thấy, làn sóng đổi tên doanh nghiệp và dự án gần đây trở nên ồn ào hơn bao giờ hết, khi kinh tế gặp khó khăn và các doanh nghiệp đối mặt với thua lỗ, nợ nần, kinh doanh yếu kém...

Phần lớn các quyết định đổi tên doanh nghiệp gắn với quá trình tái cấu trúc hoặc thay đổi chủ sở hữu, cổ đông lớn cùng với sự biến chuyển lớn trong chiến lược kinh doanh gắn với những thay đổi trên thị trường.

Nhiều DN đổi tên gắn liền với việc đổi chủ như VNG, SBT, VIX, IVS, SHBS...

Trong trường hợp VHG, quyết định đổi tên gắn chặt với định hướng mới trong kinh doanh. VHG thấy được sự hấp dẫn trong lĩnh vực cao su và đã theo chân một số ông lớn rẽ ngang vào mảng kinh doanh này. Những thông gần nhất cho thấy, VHG đã nắm giữ 20% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng (SRC) và theo hướng có thể cao hơn trong thời gian tới.

VSP một thời là cổ phiếu nổi sóng với mảng BĐS, do vậy cái tên có thêm cụm từ BĐS không có gì là lạ. Sự lay lắt không có tín hiệu hồi phục của lĩnh vực “vận tải biển” trong nhiều năm cũng là lý do khiến VSP muốn cắt hẳn cụm từ này trong tên của mình.

Khi chứng khoán thịnh hành, có cả trăm CTCK ra đời, khi BĐS bùng nổ hàng chục nghìn DN có tên kèm thêm các từ và cụm từ như BĐS, địa ốc, nhà đất... Tới đây, nhiều DN lao vào lĩnh vực nông nghiệp, cao su, mía đường, chăn nuôi bò, sản xuất sữa, dệt may... sẽ lại có một loạt các DN, đại loại như Bò Đức Long, Bầu Đức Milk, Gemadep Cao Su, VinTex...

Có thể thấy, vận hành theo xu hướng là một lựa chọn thức thời của nhiều doanh nhân, DN. Tuy nhiên, cũng không ít các DN đã chuyển hướng quá nhanh chóng và nhiều lần khiến khách hàng và các NĐT không thể theo kịp. Không ít các trường hợp đổi tên không đổi được vận.

VSP là công ty đầu tiên của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin (nay là Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy SBIC) niêm yết trên TTCK với doanh thu chính là dịch vụ tàu biển và kinh doanh gas. Cho đến này, DN này đã thua lỗ 6 năm liên tục, lũy kế âm hơn 3.100 tỷ đồng, với nhiều dự án không có vốn để thực hiện và hiện sống thoi thóp nhờ phân phối gas.

Nhiều dự án BĐS cho dù thay tên đổi họ nhưng những tai tiếng quá lớn trước đó cũng khiến việc bán hàng không dễ dàng, trừ trường hợp, sự tái cấu trúc là thực sự, tên đổi những ông chủ có đủ năng lực và thay đổi cách thực quản trị tốt, không đem rủi ro đến cho khách hàng cũng như NĐT.

Mạnh Hà

Vietnamnet

Các tin tức khác

>   VietinBank phấn đấu quy mô tầm cỡ khu vực (24/01/2015)

>   APP: Lãi ròng quý 4 giảm hơn 80% cùng kỳ (26/01/2015)

>   HBS: Báo cáo tài chính quý 4/2014 (23/01/2015)

>   DCT: Nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn, lỗ 3 năm liên tiếp (23/01/2015)

>   SWC: BCTC năm 2014 (23/01/2015)

>   Gang Thép Thái Nguyên: Lãi ròng 2014 đạt 89 tỷ đồng (26/01/2015)

>   PSB: Báo cáo quản trị công ty năm 2014 (23/01/2015)

>   KVS: Báo cáo tài chính quý 4 năm 2014 (23/01/2015)

>   ROSE: Báo cáo tài chính quý 4 năm 2014 (23/01/2015)

>   PSI: Báo cáo tài chính quý 4/2014 (23/01/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật