Thứ Tư, 21/01/2015 18:01

Chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) sẽ sớm phổ biến rộng rãi tại Việt Nam

Cùng với việc Bộ Tài chính có những bước tiến mới về hoàn thiện về Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và hướng đến chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc Tế (IFRS), các chuyên gia trong ngành tài chính nay có thể tiếp cận chuẩn mực quốc tế với sự ra mắt chứng chỉ Diploma về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế của ACCA tại Việt Nam.

Chứng chỉ này được thiết kế nhằm nâng cao kiến thức về IFRS cho các chuyên gia tài chính, giúp họ hiểu những khái niệm và nguyên tắc đằng sau các chuẩn mực đó và từ đó áp dụng chúng trên thị trường quốc tế.

ACCA được xem là Hiệp hội nghề nghiệp quốc tế đầu tiên đưa IFRS vào hệ thống bằng cấp của mình. Tổ chức này tin rằng tiêu chuẩn quốc tế rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế vì chúng tạo ra chuẩn mực để so sánh và tạo ra sự minh bạch trên toàn cầu. Điều này nghĩa là các nhà đầu tư, người đang xem xét việc đầu tư trên phạm vi quốc tế, có thể hưởng lợi từ tính minh bạch ngày càng cao và ngày càng dễ so sánh hơn các khoản đầu tư giữa các quốc gia với nhau. Hơn nữa, doanh nghiệp không phải mất phí để tuân theo vô số nguyên tắc báo cáo tài chính khác nhau.

Bà Lucia Real Martin, Giám đốc các thị trường mới nổi, ACCA toàn cầu phát biểu tại buổi lễ công bố

Phát biểu về việc ra mắt chứng chỉ Diploma về Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam, bà Lucia Real Martin, Giám đốc các thị trường mới nổi, ACCA toàn cầu cho biết: “Khóa học do chúng tôi thiết kế nhằm nâng cao kiến thức cho chuyên gia tài chính, giúp họ hiểu hơn về Chuẩn mực báo cáo tài chính Quốc tế và cho phép áp dụng những chuẩn mực này, cũng như những khái niệm và nguyên tắc chi phối; để họ có thể áp dụng chuẩn mực thích hợp cho những thành phần chính trong báo cáo tài chính; xác định và áp dụng các yêu cầu công khai thông tin trong báo cáo tài chính và thuyết minh báo cáo tài chính đối với các công ty và lập báo cáo tài chính cho tập đoàn”.

Bà Nguyễn Thị Thanh Trúc, Giám đốc tài chính, Ngân hàng HSBC Việt Nam cho biết: “Chúng tôi đã được thấy các tổ chức, công ty khác nhau thực hiện đánh giá các khoản đầu tư của họ và tái bố trí vốn cho các lĩnh vực có lợi nhuận tốt hơn. Các BCTC có liên quan, có thể so sánh và phản ánh trung thực tình hình tài chính của tổ chức là điều mà các nhà đầu tư đang tìm kiếm trong việc đưa ra quyết định đầu tư của mình. IFRS giúp đảm bảo tính thống nhất toàn cầu của chuẩn mực BCTC áp dụng cho các tổ chức trên các khu vực pháp lý khác nhau, trong việc đo lường, công khai và minh bạc. Thông qua áp dụng IFRS, các công ty ở Việt Nam sẽ có thể được hưởng lợi từ kinh tế hội nhập ví dụ như tiếp cận vốn, duy trì cạnh tranh và phát triển bền vững. Điều này củng cố sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam.”

Góp mặt tại buổi lễ công bố, ông Đặng Thái Hùng, Vụ trưởng vụ Chế độ kế toán và kiểm toán đại diện Bộ tài chính cho biết Chính phủ ta hiện đã có định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 lên kế hoạch cho các phương án cập nhật, đổi mới các chuẩn mực, với chủ trương sẽ không biên soạn như trước đây mà áp dụng hoàn toàn các chuẩn mực kế toán, kiểm toán của quốc tế sau đó sẽ tiến hành triển khai hướng dẫn để doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp nhận, sử dụng và tuân thủ.

Chia sẻ một chút về các chuẩn mực kế toán, kiểm toán của Việt Nam trong hơn mười năm gần đây, ông cho biết các chuẩn mực, chính sách, luật lệ còn cứng nhắc và không có sự linh hoạt. Ông cho ví dụ về đa phần các khoản mục  tài sản hiện tại vẫn còn ghi nhận theo phương pháp giá gốc (history cost) nhưng ít khi ghi nhận theo giá thị trường (fair value, market value) để đánh giá lại tài sản. Chính vì vậy, việc áp dụng các chuẩn mực, chính sách mới về kế toán kiểm toán sẽ được chia theo từng giai đoạn và ban đầu sẽ dành phần lớn thời gian để tập trung vào nhóm các tài sản thường có giá biến động mạnh và có cơ sở xác định giá rõ ràng ví dụ như các công cụ tài chính mà doanh nghiệp hiện đang nắm giữ đầu tư.

Tiếp lời ông Hùng, bà Phan Thị Túy Vân, Financial Controller của Dragon Capital cho biết việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán, kiểm toán thế giới và cập nhật hàng ngày giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ qua mỗi báo cáo là công việc thường trực của quỹ để đảm bảo tính minh bạch và chính xác. Bên cạnh đó, do thị trường tài chính vận động, đổi mới liên tục qua các năm, chuyên viên đầu tư, tài chính bên quỹ đều phải cập nhật thông tin về các chính sách, chuẩn mực mới ban hành áp dụng.

Và không phải ngay một sớm một chiều doanh nghiệp Việt Nam ta mới “hấp thụ” hoàn toàn những thông lệ quốc tế kể trên, nhưng với sự đồng thuận mạnh mẽ từ Bộ tài chính và các tổ chức tài chính, giáo dục chuyên nghiệp của nước ngoài là tín hiệu rõ ràng cho những chuyển biến tích cực trong thời gian tới.

Đức Phương

Các tin tức khác

>   Hà Nội đầu tư 1,837 tỷ đồng vào các dự án trong tháng 1/2015 (21/01/2015)

>   Nhiều dự án vay vốn nước ngoài cho ngành y tế (21/01/2015)

>   TPHCM: DN cần 25.000 lao động thời vụ dịp Tết (21/01/2015)

>   Doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đầu tư sang Liên bang Nga (21/01/2015)

>   DN Xây dựng thoái vốn đạt 2.376 tỷ đồng (21/01/2015)

>   200.000 tỉ đồng dự trữ hàng Tết (21/01/2015)

>   Tập đoàn Lockheed Martin muốn hợp tác quốc phòng với Việt Nam (21/01/2015)

>   Phát hiện nhiều sai phạm về ATVSTP tại siêu thị Big C và Metro (21/01/2015)

>   Kim ngạch thương mại Việt Nam – Singapore năm 2014 tăng hơn 20% (20/01/2015)

>   TPHCM thu hút đầu tư từ công nghệ cao đạt trên 1,9 tỷ USD (20/01/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật