Thứ Sáu, 02/01/2015 21:15

Chảy đi tiền ơi!

Kênh truyền hình BFM Business của Pháp (một dạng chuyên về tài chính như CNBC hay Bloomberg) suốt mấy tháng nay ngày nào cũng có phỏng vấn chuyên gia này, doanh nhân nọ về xu hướng đầu tư năm 2015. Không còn thấy những người trả lời nhắc đến các thị trường mới nổi. Thay vào đó, họ xoay vần câu hỏi nên đầu tư ngay tại chính quốc châu Âu hay giải ngân vào các công ty Mỹ.

Việt Nam vẫn đang nằm bên lề của sự dịch chuyển dòng vốn toàn cầu. Ảnh: MINH KHUÊ

Đã sáu năm kể từ năm 2008 mới thấy thị trường chứng khoán ở các nước phát triển biến động mạnh như những ngày này. Sự lên xuống với tốc độ chóng mặt 2-3%/ngày là điều tưởng chừng chỉ xảy ra ở các thị trường cận biên. Nhưng không, nó đang diễn tiến ở ngay nơi mà sự ổn định vốn dĩ là đặc trưng chủ yếu. Vậy thì cần gì phải đi đâu, dòng tiền trên thị trường tài chính quốc tế đang chảy về nơi nó xuất phát: Âu, Mỹ. Ngay cả khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có nâng lãi suất đồng nội tệ, thì vẫn còn đó châu Âu với hy vọng một gói QE kích cầu chực chờ.

Chứng khoán “hít khói” ngân hàng

Ở Việt Nam, mấy năm qua vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài không vào nhiều, nói chính xác là hầu như không có. Cho nên, tuy việc khối ngoại bán ròng kể từ giữa năm so với giao dịch hàng ngày không nhỏ, nhưng thực tế chỉ là muối bỏ bể so với lượng vốn rút ra từ các nước lân cận. Điều quan trọng là đến tận bây giờ, sau 14 năm thành lập, vẫn chưa có những quỹ đầu tư tầm cỡ quốc tế với số vốn hàng chục tỉ đô la Mỹ đặt chân đến Hà Nội hay TPHCM. Chúng ta vẫn nằm bên lề của sự dịch chuyển dòng vốn toàn cầu! Điều đó không hẳn chỉ mang lại một chút gì đó tổn thương cho tâm lý nhà đầu tư, mà còn là sự chán nản với chính sách quản lý lạc hậu, không theo kịp nhu cầu phát triển của thị trường.

Cái gốc vẫn là ở dòng tiền và sự hấp dẫn của kênh đầu tư. Một khi chứng khoán giải quyết được những gì đang níu chân, nó có thể bùng nổ.

Cho đến tận giữa tháng 11-2014, VN-Index vẫn còn loanh quanh ở mốc 600 điểm. Tuy nhiên, chỉ hơn một tháng sau đó, nó “nạt nộ” nhà đầu tư trước ngưỡng 500 điểm, vốn là điểm khởi đầu của năm 2013. Xét theo chiều dài lịch sử, năm 2009 VN-Index cũng đã từng không ít lần chạm mốc 500 điểm, nay nếu về lại 500 điểm sau năm năm, thì chắc không còn lời nào để nói về sự trì trệ của một kênh đầu tư đáng lẽ phải cạnh tranh ngang ngửa với kênh ngân hàng về huy động vốn, nguồn lực trong xã hội cho công cuộc phát triển kinh tế, song đã bị ngân hàng cho “hít khói” và qua mặt cái rụp!

Trong gần 11 tháng đầu năm nay, chứng khoán đã tăng trưởng bằng gì? Không phải bằng sự hoàn thiện chính sách liên quan đến quản lý thị trường. Một nửa tâm lý tích cực của nhà đầu tư dựa trên sự ổn định của tỷ giá, hiệu ứng lãi suất giảm, lạm phát diễn biến đẹp, tức là sự chuyển động của kinh tế vĩ mô theo chiều khả quan dần. Nửa khác đến từ đòn bẩy tài chính. Dòng tiền ký quỹ đã nâng đỡ thị trường cho đến khi Thông tư 36 được ban hành. Thông tư điều chỉnh các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của lĩnh vực ngân hàng này hóa ra lại giúp “bóc trần” tiền margin đang “tung hoành” trong chứng khoán. Nó cảnh tỉnh thị trường về tiền ảo, về những “đội lái” mà quy mô “ngạo nghễ” hơn nhiều so với trước đây. Nó đang dần thanh lọc, trả lại một mặt bằng chân thực về hiệu quả kinh doanh của các công ty niêm yết. Tạm gác qua một bên sự lao dốc của giá dầu thô quốc tế, đợt điều chỉnh mạnh đang diễn ra của chứng khoán cho thấy những doanh nghiệp tốt vẫn sống và sống khỏe, cổ phiếu của chúng vẫn được mua vào và sụt giảm ít hơn hẳn so với mức suy yếu của VN-Index.

“Miếng đất cũ không thể khẩn hoang thêm?”

Chứng khoán lẽ nào sẽ tiếp tục thụt lùi và dòng tiền nhàn rỗi sẽ tiếp tục chảy vào tiết kiệm bất chấp lãi suất huy động có thể giảm thêm? Trong bối cảnh lạm phát thấp, tiết kiệm an toàn hơn, hà cớ gì mua cổ phiếu? Gửi tiền ngân hàng, chờ kinh tế khỏe một cách bền vững, thị trường bất động sản ấm lại, đầu tư địa ốc chẳng hơn chứng khoán ư?

Lối suy nghĩ ấy đang tồn tại ở đại đa số người dân, từ những người có vài chục triệu đồng đến cả hàng tỉ đồng tạm thời nhàn rỗi. Ngay cả các quỹ đầu tư cũ, các tổ chức đầu tư mới vào Việt Nam cũng đều săn lùng các dự án bên ngoài, không mấy ai chăm chú vào chứng khoán. Một tổ chức đã gọi chứng khoán là “miếng đất cũ mèm, lại nay lụt lội, mai hạn hán, không thể cải hóa hay khẩn hoang thêm được”!

Xu hướng vốn gián tiếp nước ngoài chuyển hướng sang các dự án ngoài sàn và tập trung vào M&A đang ngày càng thể hiện rõ. Tháng 5-2013, khi Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tham gia khánh thành nhà máy phức hợp đường, ethanol, nhiệt điện lớn nhất Campuchia trị giá hơn 90 triệu đô la Mỹ tại tỉnh lỵ xa xôi Kratie, trong thành phần các chủ đầu tư có một khuôn mặt quen thuộc: ông Don Lam, Tổng giám đốc VinaCapital. Trên chiếc trực thăng trở về PhnômPênh từ Kratie, Don Lam nói ông đánh giá cao hiệu quả sinh lời của dự án được đầu tư theo công nghệ Nhật Bản và Ấn Độ này. Ông chia sẻ những dự án mang lại giấc ngủ ngon lành cho các nhà đầu tư còn nhiều, nhưng phải nhẫn nại tìm kiếm chúng. Thị trường niêm yết với những hạn chế về room, về tỷ lệ sở hữu quá lớn của cổ đông nhà nước trong không ít doanh nghiệp, không còn là địa chỉ hấp dẫn đối với các tổ chức đã bươn chải hàng chục năm ở Việt Nam.

Hơn bao giờ hết, lúc này là lúc chứng khoán cần sự đột phá về chính sách để chuyển mình. Việc sáp nhập hai sở giao dịch chứng khoán cần phải tiến hành nhanh, tạo điều kiện áp dụng những quy định mới về chứng khoán phái sinh, minh bạch hóa thông tin về công ty niêm yết, tháo gỡ vướng mắc về room và nhất là đẩy mạnh công cuộc tái cơ cấu khối công ty chứng khoán.

Không biết cơ quan quản lý suy nghĩ gì khi room cứ nằm mãi ở 49%, nhưng các công ty niêm yết muốn bán cổ phần lớn hơn 51% cho nước ngoài chỉ cần lập công ty con, dồn tài sản vào đấy và bán 80% hay 100% công ty con cho khối ngoại, như Kinh Đô đã làm? Kinh Đô làm đúng luật. Vấn đề là vì sao Kinh Đô phải đi đường vòng như vậy? Vì sao chính sách không cho phép các doanh nghiệp niêm yết đường đường chính chính theo đường thẳng mà đi?

Điều gì sẽ xảy ra nếu hàng loạt công ty hết room cũng hành động như Kinh Đô? Vinamilk hoàn toàn có thể thành lập một công ty Vinamilk phẩy, rồi chuyển các nhà máy sản xuất sữa chủ lực của họ vào đó và bán, thí dụ, 60-70% cổ phần cho nước ngoài. Trên sàn vẫn còn đấy một Vinamilk với cái vỏ, còn ruột thì đã “bay xa” rồi!

....đọc tiếp tại đây

Hải Lý

tbktsg

Các tin tức khác

>   Chứng khoán Đông Á: Bị phạt 125 triệu đồng do vi phạm về hạn chế đầu tư (05/01/2015)

>   Gần 150 ngàn tỷ đồng được khối ngoại giao dịch trong năm 2014 (03/01/2015)

>   Dự đoán xu hướng đầu tư năm 2015 (01/01/2015)

>   NBB: Tăng room ngoại từ 48.05% lên 49% (31/12/2014)

>   Chỉ số ngành Chứng khoán và Ngân hàng bứt phá mạnh mẽ trong năm 2014 (02/01/2015)

>   VFMVN30: Kết thúc giao dịch hoán đổi ngày 29/12/2014 (31/12/2014)

>   HNX: Công bố thông tin của Công ty cổ phần Xây dựng Công trình 510 (MCK: NMK) (31/12/2014)

>   HNX tiếp nhận hồ sơ chấm dứt tư cách thành viên của Chứng khoán Sen Vàng (31/12/2014)

>   Những phiên “nổi loạn” của VN-Index và HNX-Index trong năm 2014 (02/01/2015)

>   Dòng tiền Chứng khoán 2014: Bùng nổ tháng 3 và tháng 9 (01/01/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật