Thứ Năm, 15/01/2015 11:40

Các hãng xe hơi lớn trên thế giới "để mắt" tới thị trường Cuba

Các hãng chế tạo xe hơi hàng đầu trên thế giới đang nhắm tới thị trường Cuba sau khi đảo quốc Caribe này và Mỹ đạt được thỏa thuận bình thường hóa quan hệ ngoại giao sau hơn nửa thập kỷ gián đoạn.

Theo hãng tin Pháp AFP, mặc dù chưa vội "đao to búa lớn" về các kế hoạch kinh doanh cụ thể, song các "đại gia" ô tô tham gia triển lãm quốc tế "Detroit Auto Show 2015" - đang diễn ra ở thành phố Detroit - đã thừa nhận tiềm năng và tỏ ý muốn hướng tới thị trường lớn nhất vùng Caribe với dân số 11 triệu người này.

Những chiếc xe hơi Mỹ từ những năm 50 tràn ngập đường phố Cuba

Đại diện hãng chế tạo xe hơi lớn nhất của Mỹ General Motors (GM) cho biết họ cảm thấy "có động lực" sau khi La Habana và Washington đồng tuyên bố tái thiết lập quan hệ ngoại giao, và nói rõ GM sẽ nghiên cứu, đánh giá các cơ hội tại thị trường Cuba.

Đại diện hãng Ford cũng thừa nhận họ đang "để mắt" tới Cuba, trong khi hãng Kia đến từ Hàn Quốc cũng bày tỏ hào hứng trước những thay đổi trong chính sách của Mỹ đối với đảo quốc Caribe này.

Giới phân tích nhận định Cuba có thể trở thành "miền đất hứa" đối với các nhà sản xuất xe hơi Mỹ với tiềm năng tăng trưởng khả quan. Trong nhiều thập kỷ qua, người Cuba luôn chuộng các dòng xe do Mỹ sản xuất.

Không thể phủ nhận rằng các nhà chế tạo ô tô đến từ Detroit đã ghi dấu ấn rất rõ nét tại Cuba, với hình ảnh những chiếc xe kiểu dáng cổ điển "made in USA" quen thuộc trên đường phố nước này. Trong khi đó, việc các nước đua nhau tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Cuba sau thỏa thuận lịch sử giữa La Habana và Washington cũng đặt ra nhu cầu thay thế các dòng xe tân tiến.

Tuy nhiên, giới phân tích cũng cho rằng thói quen sử dụng, sửa chữa các xe đời cũ mà không mua mới hoặc thay thế phụ tùng của người dân Cuba cũng là một thách thức đối với các hãng chế tạo xe hơi có ý định thâm nhập thị trường Cuba.

Các biện pháp cấm vận kinh tế của Mỹ chống Cuba hơn 50 năm qua, khiến nước này không dễ nhập khẩu phụ tùng ô tô thay thế, đã vô hình chung tạo ra một "thói quen" của người dân nước này, đó là "hỏng thì sửa."

Cuối năm 2014, Mỹ và Cuba đã đạt được thỏa thuận bình thường hóa quan hệ ngoại giao sau hơn 50 năm gián đoạn. Quyết định này đã nhận được sự ủng hộ của dư luận quốc tế, trong khi nhiều doanh nghiệp Mỹ và các nước bày tỏ mong muốn hướng tới thị trường Cuba.

Tổng thống Mỹ Barack Obama hiện đang xúc tiến thảo luận với Quốc hội về việc dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận đối với Cuba.

vietnam+

Các tin tức khác

>   Các nước ‘trị’ nhà thầu Trung Quốc ra sao? (15/01/2015)

>   Triều Tiên công bố kế hoạch phát triển 13 đặc khu kinh tế (15/01/2015)

>   Mỹ: Chỉ số lạc quan của doanh nghiệp nhỏ cao nhất trong 8 năm (14/01/2015)

>   13 doanh nghiệp lớn nhất của Nga bị hạ mức xếp hạng tín nhiệm (14/01/2015)

>   Thái Lan: Tăng trưởng GDP được dự báo đạt 4,5% trong năm 2015 (14/01/2015)

>   LHQ: Kinh tế châu Á tiếp tục tăng trưởng khả quan trong năm 2015 (14/01/2015)

>   Trung Quốc là thị trường xe hơi lớn nhất thế giới năm 2014 (14/01/2015)

>   Nợ công của chính phủ Ai Cập chiếm 92% tổng sản phẩm quốc nội (13/01/2015)

>   Trung Quốc xử lý “xác sống” trong nền kinh tế (04/03/2016)

>   Ấn Độ ký 21.000 MoU tại Hội nghị cấp cao xúc tiến đầu tư toàn cầu (13/01/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật