Thứ Hai, 26/01/2015 10:31

Algeria mới ở giai đoạn thẩm định trữ lượng khí đá phiến

Bộ trưởng Năng lượng Algeria Youcef Yousfi vừa cho biết Algeria mới chỉ đang ở giai đoạn thẩm định trữ lượng khí đá phiến, một giai đoạn sẽ cần tới bốn năm.

Ảnh minh họa. (Nguồn: www.arabianoilandgas.com)

Ông Yousif cho hay tập đoàn năng lượng quốc gia Algeria Sonatrach mới chỉ tiến hành khoan hai giếng ở tỉnh In Salah sau khi nhận được sự cho phép của Cơ quan phát triển năng tài nguyên dầu khí Alnaft. Những giếng này đã được khoan theo đúng quy định khai thác dầu khí phi truyền thống, theo dự kiến sẽ trở thành luật mới về dầu khí.

Tuy nhiên, ông Yousif nhấn mạnh Sonatrach cũng đang sản xuất khí phi truyền thống tại bể Ahnet từ gần ba năm nay, nhưng đó mới là sản xuất thử nghiệm đã được tiến hành từ năm 2012, với sản lượng 40.000 m3/ngày, đã được nâng lên 200.000 m3/ngày từ năm ngoái và sẽ đạt sản lượng 400.000 m3/ngày trong một tương lai gần. Sonatrach sẽ duy trì sản xuất thử nghiệm loại khí phi truyền thống này để cung cấp cho một nhà máy điện ở In Salah trong thời gian bốn năm.

Trước đó, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Sonatrach, ông Said Sahnoun đã từng tuyên bố Sonatrach sẽ đầu tư không dưới 70 tỷ USD để khai thác khí đá phiến tại Algeria trong vòng 20 năm.

Theo dự báo của Sonatrach, Algeria sẽ khoan khoảng 200 giếng mỗi năm để sản xuất 20 tỷ m3/năm. Dự án này sẽ tạo ra 50.000 việc làm.

Các cuộc biểu tình chống khai thác khí đá phiến đã diễn ra tại nhiều thành phố ở khu vực Sahara, kể từ khi tập đoàn Sonatrach thông báo hối cuối tháng 12/2014 thực hiện thành công mũi khoan thăm dò đầu tiên ở vùng In Salah.

Kể từ đầu tháng Một, các trường học, cửa hàng và các cơ quan công quyền đã đóng cửa tại In Salah - khu vực mà các cuộc biểu tình phản đối khai thác nguồn năng lượng này đang ngày càng tăng cao.

Trong tuyên bố của mình, Bộ trưởng Yousfi cũng cho biết Algeria có khả năng sẽ tăng sản lượng dầu trong bối cảnh giá “vàng đen” tụt giảm nhằm đảm bảo doanh thu. Song tuyên bố này mâu thuẫn với chính tuyên bố trước đó của ông rằng “thảm kịch” giá dầu tụt sâu là do nguồn cung dôi dư từ các nước trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), và Algeria đang cấp thiết cắt giảm sản lượng để “cứu” giá dầu.

Dầu khí chiếm 95% doanh thu xuất khẩu của Algeria. Trữ lượng khí đốt truyền thống được kiểm chứng đạt hơn 4.000 tỷ m3 khí và trữ lượng dầu ước tính hơn 12 tỷ thùng./.

Thanh Bình

vietnam+

Các tin tức khác

>   Vấn đề an ninh năng lượng ở châu Á - Thái Bình Dương (25/01/2015)

>   Giá xăng E5 sẽ thấp hơn xăng RON 92 từ 300 đồng/lít (25/01/2015)

>   Dầu chìm 7%/tuần xuống thấp nhất 5 năm (24/01/2015)

>   Dầu WTI sụt 3% khi nguồn cung cao nhất 8 thập kỷ (23/01/2015)

>   Cung dầu tại Mỹ chạm mức cao nhất 80 năm (23/01/2015)

>   Ba kịch bản ứng phó giá dầu giảm (22/01/2015)

>   Dầu phục hồi gần 3% trước kỳ vọng kinh tế châu Âu (22/01/2015)

>   Đau đầu giá dầu giảm: Bốn bộ họp bàn đối phó (22/01/2015)

>   Loạn giá xăng vì Bộ trưởng muốn giữ ‘chữ tín’ (22/01/2015)

>   Quy định mới về thuế xăng dầu (21/01/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật