Thứ Hai, 15/12/2014 08:26

Vì sao sân bay quốc tế Berlin chưa hoạt động đã quá tải?

TP Berlin (Đức) - một trong những thủ đô lớn của châu Âu, cũng là điểm đến du lịch nổi tiếng vẫn chưa có một sân bay quốc tế xứng tầm.

Sân bay quốc tế Brandenburg chậm tiến độ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của ngành Hàng không Đức.

Công suất chỉ bằng hai sân bay cũ

Hiện Berlin có  hai sân bay là Tegel và Schoenefeld, nhưng cả  2 thiếu hẳn những dịch vụ đầy đủ phục vụ hành khách. Dự kiến tổng số hành khách qua lại hai sân bay này trong năm 2014  khoảng 27 triệu người. Sân bay Berlin Tegel là sân bay quốc tế được xây dựng cách đây 40 năm, công suất 6 triệu hành khách/năm. Tới nay, sân bay này đã phải gồng mình phục vụ lượng hành khách gấp hơn ba lần (20 triệu hành khách). 

"Sân bay “chết” này ngốn 20 triệu euro/tháng, tương đương khoảng 240 triệu euro/năm cho tiền điện, vệ sinh, bảo trì, sửa chữa… Sự trì hoãn kéo dài và liên tục khiến sân bay lớn vốn được đặt nhiều kì vọng làm thay đổi bộ mặt Berlin trở thành một sự thất bại thảm hại và khiến những người liên quan lúng túng trong bế tắc”.

Ông Hartmut Mehdorn - Giám đốc điều hành dự án

Thực tế, Berlin đã có kế hoạch xây dựng một sân bay quốc tế lớn mang tên Brandenburg Berlin, thay thế cho cả ba sân bay của Berlin, gồm sân bay Tegel ở phía Tây, Schoenefeld ở phía Đông cùng sân bay Tempelhof đã đóng cửa từ năm 2008. Sân bay mới được khởi công từ năm 2006 và dự kiến đi vào hoạt động năm 2010, có thể đón 27 triệu hành khách mỗi năm. Tuy nhiên, lịch khánh thành bị hoãn tới bốn lần và chưa rõ khi nào mới có thể hoạt động. Hiện, các quầy check-in được thiết kế bằng gỗ khá đẹp mắt đang bỏ không, các thiết bị mới được bọc kín để tránh bám bụi. Một số khu vực, việc xây dựng vẫn chưa hoàn tất.

Để lý giải, Người phát ngôn Cơ quan quản lý sân bay Berlin Lars Wagner cho biết: “Sân bay này khác biệt so với thiết kế ban đầu. Chúng tôi đã thay đổi nó qua nhiều năm. Cũng như khi bạn lên kế hoạch về một ngôi nhà cho một gia đình nhỏ, nhưng qua thời gian, bạn nhận ra là bạn cần một ngôi nhà cho ba gia đình. Nhiều thứ  bị lên kế hoạch một cách cẩu thả”. Với công suất 27 triệu hành khách, bằng với lượng hành khách mà hai sân bay hiện nay đang phải gồng gánh, thì ngay khi hoạt động, Brandenburg lập tức quá tải.

Không thể mở thêm các tuyến mới

Mặc dù quá tải và cơ sở hạ tầng đã xuống cấp, vẫn có người không muốn đóng cửa sân bay Tegel, bởi sự thuận tiện của sân bay này khi chỉ mất 20 phút đi taxi từ trung tâm thành phố. Winnie Heun, một nhà làm phim tại Berlin cho biết: “Thuận đường giao thông là một trong những ưu điểm của Tegel. Bên cạnh đó, do thiết kế hình lục giác, bạn có thể xuống xe ở cửa vào và từ đó, chỉ 30 m là tới quầy check-in. Ngay sau đó là cửa an ninh”. Ông cũng thích phong cách thiết kế hình lục giác đặc trưng, mặc dù đã lỗi thời của Tegel nhưng phù hợp với Berlin. 

Lars Wagner cho biết thêm, đơn vị sẽ phải ký “giấy khai tử” sân bay Tegel khi sân bay mới đi vào hoạt động nói, đơn giản là người ta khó mà bỏ đi những gì họ đã quá đỗi quen thuộc.

Tuy nhiên, nhiều người khác lại không suy nghĩ như vậy. Doanh nhân Fellow Brit Trevor Smith, người thường xuyên tới Berlin công tác, tỏ ra thất vọng về sân bay Tegel:  “Thật tồi tệ vì cơ sở hạ tầng của nó không thể đáp ứng được. Bạn luôn phải xếp hàng rất lâu, chưa kể tình trạng chậm, hủy chuyến”. Hình ảnh hành khách đứng chật cứng tại cổng vào, cau có, giận dữ tại khu vực máy soi; hay đứng, ngồi lướt điện thoại di động trong sự thất vọng vì chậm, hủy chuyến bất cứ lúc nào cũng có thể bắt gặp, ông Smith nói.

Ông Robery Peres, hãng Air Berlin cho biết, sân bay mới bị trì hoãn đang ảnh hưởng đến toàn bộ nền công nghiệp đi lại của Berlin. Vì sự quá tải, các hãng hàng không hoạt động tại hai sân bay hiện nay của Berlin đều không thể mở thêm các tuyến mới, các tuyến chặng dài hay tăng số chuyến bay các tuyến phổ biến. Trong khi đó cả hai sân bay hiện tại đều không thể đón những máy bay lớn như A380. “Rõ ràng là Berlin cần một sân bay hiện đại và hoạt động đầy đủ công suất. Chúng tôi cần sân bay Brandenburg và mong đợi đến ngày nó mở cửa”, ông Peres nói.

Còn Giám đốc điều hành Air Berlin cho rằng, nếu cứ phải chen chúc ở sân bay Tegel, Air Berlin sẽ vừa không thể lớn mạnh, vừa phải mất thêm rất nhiều chi phí.  Chuyên gia Jurgen Pieper của Ngân hàng Metzler ước tính, sân bay mới chưa đi vào hoạt động sẽ khiến Air Berlin mất 5 triệu euro/tháng. 

Hà Ngọc

Giao thông vận tải

Các tin tức khác

>   Sự cố khiến các sân bay London tê liệt là "chưa từng có tiền lệ" (14/12/2014)

>   Indonesia sẽ trở thành nước nhập khẩu dầu nhiều nhất thế giới (13/12/2014)

>   “Đại gia Internet” của Trung Quốc đầu tư 600 triệu USD vào Uber (13/12/2014)

>   Anh đóng cửa không phận London vì sự cố hệ thống máy tính (13/12/2014)

>   Thụy Sĩ cho phép điều tra tài khoản của các quan chức thể thao (12/12/2014)

>   Xuất khẩu thép Trung Quốc trong tháng 11 đạt mức cao kỷ lục (12/12/2014)

>   Yahoo đóng cửa văn phòng ở Việt Nam, Malaysia, Indonesia (12/12/2014)

>   Fitch đặt Nhật Bản vào diện theo dõi hạ bậc tín nhiệm (11/12/2014)

>   ADB và Australia hỗ trợ các nước tiểu vùng sông Mekong mở rộng (10/12/2014)

>   EU "đề cử" 2.000 dự án cho kế hoạch đầu tư trị giá 315 tỷ euro (10/12/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật