Thứ Ba, 09/12/2014 09:01

Top 10 lãi lỗ của doanh nghiệp xây dựng: Đỉnh cao và vực sâu!

Không có sự thay đổi về vị trí quán quân trong top lãi lỗ của 10 doanh nghiệp xây dựng niêm yết về kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, con số lãi lỗ thực tế đã có sự thay đổi đáng kể.

Theo thống kê của Vietstock, vào thời điểm hiện tại, vẫn còn 2 trong số 114 doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên sàn chưa công bố BCTC quý 3/2014 đó là CTCP Xây Dựng Số 15 (HNX: V15) và CTCP Đầu Tư XD & PT Đô Thị Sông Đà (HNX: SDU).

Trong số doanh nghiệp đã công bố thì có 25 đơn vị báo lỗ trong 9 tháng đầu năm 2014, nhiều hơn 4 đơn vị so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tổng lợi nhuận ngành xây dựng mang lại đạt hơn 1,900 tỷ đồng, gấp 5 lần so với cùng kỳ.

Toàn cảnh lợi nhuận các doanh nghiệp xây dựng đang niêm yết (Đvt: Tỷ đồng)

Nguồn dữ liệu: VietstockFinance

Ngôi quán quân vẫn bảo toàn nhưng lợi nhuận đã giảm mạnh

Xét về giá trị tuyệt đối, lợi nhuận lớn nhất của nhóm doanh nghiệp xây dựng niêm yết trong 9 tháng đầu năm 2013 và 9 tháng đầu năm 2014 vẫn thuộc về REE. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận REE trong lũy kế 3 quý đầu năm nay đã giảm gần 20% khi chỉ còn hơn 681 tỷ đồng.

Nguyên nhân là trong quý 3/2014, việc loại trừ cổ tức gần 140 tỷ đồng từ CTCP Nhiệt điện Phả Lại - PPC và CTCP Thủy điện SroK Phu Mien khiến REE bị lỗ 12 tỷ đồng từ công ty liên kết. Kéo theo đó, 9 tháng đầu năm REE lỗ hơn 10 tỷ đồng ở hoạt động này trong khi cùng kỳ lãi gần 383 tỷ đồng.

Ngôi á quân thuộc về CII, một tên tuổi lớn đang bay cao như “diều gặp gió” cùng thương vụ thâu tóm CTCP Cơ khí Điện Lữ Gia (HOSE: LGC). Lũy kế 9 tháng đầu năm, CII ghi nhận 1,637 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng trưởng gần 200%; lợi nhuận sau thuế 244.6 tỷ đồng, tăng gấp 22 lần cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, CII đã thực hiện vượt 113% kế hoạch doanh thu và 5% kế hoạch lãi ròng. Theo như CII, các nhân tố giúp lợi nhuận tăng mạnh là do doanh thu thu phí giao thông tăng so với cùng kỳ năm trước; chi phí tài chính giảm mạnh nhờ hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán và cuối cùng là việc hoàn tất chuyển nhượng cổ phần CII Bridges & Roads (LGC) đem về lợi nhuận đáng kể.

Chưa dừng lại ở đó, CII có tham vọng cao hơn khi đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất đạt 3,145 tỷ đồng, tăng vọt so với mức doanh thu chưa đến 1,000 tỷ ở các năm trước. Theo đó, lợi nhuận sau thuế dự kiến cũng tăng lên 670 tỷ đồng, gồm lợi ích cổ đông công ty mẹ là 462 tỷ đồng. CII cho biết nguồn thu năm 2015 sẽ chủ yếu đến từ CII E&C và CII Bridge & Road, đóng góp trên 75% lợi nhuận, vì năm 2015 là năm cao điểm CII E&C thực hiện các dự án BOT nên nguồn thu gần như chắc chắn.

Bên cạnh hai doanh nghiệp tiêu biểu trên, ngành xây dựng vẫn quen thuộc với những tên tuổi lớn khác trong Top 10 như CTD, VCG, PXS, SDT hay C32. Song, một doanh nghiệp mới cũng kịp góp mặt trong năm nay chính là VNE khi lãi 9 tháng gấp 6.5 lần cùng kỳ năm trước.

Điều đáng chú ý ở VNE là trước đó, trong 6 tháng đầu năm 2014, vẫn còn bị lỗ hơn 48 tỷ đồng do thoái vốn khỏi công ty con là CTCP Đầu tư và XD điện Hồi Xuân Vneco. Lợi nhuận trong 9 tháng đầu năm được hưởng lợi lớn nhờ quý 3 khi VNE thực hiện nghiệm thu, quyết toán các công trình, giúp cho doanh thu tăng gấp 3 lần cùng kỳ. Kết quả, lũy kế 9 tháng, doanh thu VNE tăng 42%, đạt 611 tỷ đồng và lãi ròng đạt hơn 58 tỷ đồng, kịp góp mặt vào Top lợi nhuận lớn nhất trong ngành xây dựng niêm yết.

Top 10 doanh nghiệp xây dựng có lợi nhuận 9 tháng lớn nhất

Cũng phải nói thêm, mặc dù không lọt vào Top 10 trên nhưng sau 9 tháng thực hiện, nhiều doanh nghiệp cũng đã cho thấy sự bứt phá mạnh về về kết quả kinh doanh như MCG, LCG, HUT… mà nổi bật nhất là LCG khi chuyển từ thua lỗ sang có lãi.

Cụ thể, lũy kế qua 9 tháng đầu năm, LCG thu về 17 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (LNTT) và 20.6 tỷ đồng lãi ròng, cùng kỳ lỗ đến 91 tỷ đồng. Với kết quả này, hiện LCG đã thực hiện được 75% kế hoạch 2014 (LNTT: 22.4 tỷ đồng).

Top “cầm đèn đỏ” có nhiều doanh nghiệp đối mặt hủy niêm yết

Đối ngược lại với số doanh nghiệp trên, nhiều doanh nghiệp xây dựng vẫn chưa hết những khó khăn. Đặc biệt tiếng chuông cảnh báo về khả năng hủy niêm yết đang vang lên ngày càng lớn dần khi có những doanh nghiệp đã lỗ 2 năm trước đó và tiếp tục lỗ nặng trong 9 tháng đầu năm nay.

Đầu tiên phải kể đến PVX, những nỗ lực từ ban lãnh đạo đơn vị này trong việc tái cấu trúc công ty dù đã cho thấy hiệu quả nhất định khi quý 3 trong năm bất ngờ lãi hơn 150 tỷ đồng sau 9 quý liên tiếp lỗ nặng trước đó. Song, điều này vẫn chưa thể giúp PVX thoát lỗ sau 9 tháng, với con số hơn 205 tỷ đồng, đủ để tiếp tục là đơn vị lỗ lớn nhất trong số các doanh nghiệp xây dựng đang niêm yết.

Thời gian gần đây, cùng với bối cảnh thuận lợi của thị trường chứng khoán, PVX đã quyết liệt hơn trong việc tái cấu trúc khi thông báo thoái vốn khỏi nhiều công ty con, công ty liên kết như PVA, PXL, PFl, PVV, PID, PXM. Câu hỏi đặt ra là liệu động thái này có cứu thua cho PVX một lần nữa trong quý 4/2014 hay không? PVX liệu có thoát lỗ năm 2014, đồng thời cũng thoát bản án hủy niêm yết bắt buộc khi mà 2 năm trước đó lỗ lần lượt 1,338 tỷ đồng và 1,623 tỷ đồng không?

Trong các đơn vị mà PVX thoái vốn, có PVV – đơn vị này PVX giữ 10% vốn. Đây cũng là một doanh nghiệp xây dựng đang đối mặt cần kề với việc hủy niêm yết khi trải qua 12 quý liên tiếp thua lỗ. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2014, PVV lỗ hơn 29 tỷ đồng.

Một doanh nghiệp nữa cũng chung số phận của PVX và PVV thuộc họ Sông Đà - SD1. Sau 9 tháng, SD1 lỗ gần 20 tỷ đồng, gần gấp đôi số lỗ trong 9 tháng đầu năm 2013. Trong quý cuối năm 2014, SD1 phải chịu áp lực rất lớn nếu không muốn bị rời sàn do lỗ 3 năm liên tiếp. Cũng phải nói thêm, hiện lỗ lũy kế của SD1 tính đến 30/09/2014 đã hơn 48.4 tỷ đồng, sắp “qua mặt” con số vốn điều lệ thực góp là 50 tỷ đồng.

Đó 3 doanh nghiệp “tiêu biểu” trong nhóm 10 doanh nghiệp lỗ nhiều nhất sau 9 tháng đầu năm. Các doanh doanh nghiệp còn lại phát ra viễn cảnh cũng không mấy tươi sáng.

PXT là một minh chứng như vậy khi lỗ gần 144 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2013, trong khi cùng kỳ năm trước vẫn ghi nhận mức lãi khiêm tốn 352 triệu đồng. Nếu không có nhiều cải thiện trong quý 4 này thì đây là năm thứ hai liên tiếp PXT chịu thua lỗ. Ngoài ra, lỗ lũy kế PXT tính đến cuối quý 3/2014 hiện đã gần 180 tỷ đồng, chỉ còn thêm hơn 20 tỷ đồng nữa là sẽ chính thức vượt qua con số vốn điều lệ thực góp.

Hay như CTN, MDG, S12, DC2 đều là nhưng doanh nghiệp kinh doanh từ lãi sang lỗ. Nổi bật nhất là MDG với áp lực kinh doanh dưới giá vốn nên đã bất ngờ lỗ gần 39 tỷ đồng. Hồi cuối tháng 9/2014, MDG đã gây ra cú “sốc” không nhỏ cho nhà đầu tư khi tại ĐHĐCĐ bất thường 2014, một số cổ đông đã đứng ra tố cáo HĐQT và Ban điều hành cũ dối trá, gian lận, giấu lỗ để làm đẹp báo cáo tài chính.

10/25 doanh nghiệp lỗ nhiều nhất trong 9 tháng đầu năm 2014

Sanh Tín

Các tin tức khác

>   MCF: Đính chính nội dung Nghị quyết HĐQT số 23/NQ-HĐQT.MCF ngày 04/12/2014 (08/12/2014)

>   THB: Giải trình liên quan đến báo cáo tài chính quý 3/2014 (08/12/2014)

>   HVX: BCTC kiểm toán 9 tháng đầu năm 2014 (08/12/2014)

>   IME: Thông báo về việc ký hợp đồng kiểm toán (08/12/2014)

>   E1VFVN30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng tại ngày 05/12/2014 (08/12/2014)

>   E1VFVN30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng tại ngày 07/12/2014 (08/12/2014)

>   VCT: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2014 (08/12/2014)

>   BHS: Điều lệ công ty sửa đổi tháng 12.2014 (08/12/2014)

>   ACBS: Miễn nhiệm Giám đốc Chi nhánh Khánh Hòa (08/12/2014)

>   NAG: Kế hoạch lợi nhuận cả năm 16 tỷ đồng và đầu tư vào dệt may (08/12/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật