Ngân hàng toàn cầu lần đầu tiên có lãi kể từ khủng hoảng tài chính
Ngành ngân hàng toàn cầu đã vượt qua được ranh giới của sự phục hồi và lần đầu tiên làm ăn có lãi trở lại kể từ khủng hoảng tài chính. Dù vậy, các nhà cho vay châu Âu vẫn còn tụt lại khá xa so với các đối thủ.
* Scandal của các tổ chức tài chính
* Vết rạn nứt mới trong nền kinh tế toàn cầu
* Niềm tin kinh doanh toàn cầu xuống thấp nhất từ sau khủng hoảng tài chính
“Các ngân hàng Bắc Mỹ đang tăng trưởng trở lại và đạt được lợi nhuận kinh tế to lớn trong khi các ngân hàng châu Âu lại chưa phát đi tín hiệu phục hồi”, Báo cáo Rủi ro Toàn cầu 2014-2015 được Tổ chức Tư vấn Boston (Boston Consulting Group - BCG) công bố ngày thứ Ba cho thấy.
Lợi nhuận kinh tế (EP) là một thước đo về lợi nhuận bao gồm chi phí tái cấp vốn, chi phí hoạt động và chi phí rủi ro so với lợi nhuận.
BCG cho biết các ngân hàng đã tạo được EP 18 tỷ EUR (22.5 tỷ USD) trong năm 2013, tương đương 0.03% tổng tài sản, trái với mức EP âm từ 0.06-0.23% trong 4 năm vừa qua. Nghiên cứu mới nhất của BCG được thực hiện trên hơn 300 ngân hàng, đại diện cho hơn 80% tổng tài sản toàn cầu.
EP mà các ngân hàng Bắc Mỹ đạt được trong năm ngoái là 25 tỷ EUR trong khi lợi nhuận của các ngân hàng tại Trung Đông và châu Phi cũng cải thiện. Nghiên cứu cho thấy các ngân hàng châu Á – Thái Bình Dương đạt được EP lớn nhất với 112 tỷ EUR, gần như không thay đổi so với năm 2012.
Trong khi đó, các ngân hàng châu Âu lại công bố EP năm 2013 âm 136 tỷ EUR, xấu hơn mức âm 161 tỷ EUR năm 2012 và nâng tổng thua lỗ từ năm 2009 lên 600 tỷ EUR.
Hôm thứ Sáu, nhà giám sát ngân hàng hàng đầu của Eurozone cho biết các ngân hàng Eurozone đã khá chậm chạp trong việc khôi phục lại sức mạnh nguồn vốn của mình và tái cơ cấu trong bối cảnh kinh tế đầy khó khăn. Khó khăn lớn nhất đối với các ngân hàng này là cải thiện khả năng tạo ra lợi nhuận và có thể các ngân hàng này cần phải bán bớt một số đơn vị làm ăn thua lỗ.
Phước Phạm (Theo Reuters)
|