Thứ Năm, 25/12/2014 11:28

Kinh tế toàn cầu trước xu hướng giảm nhanh của giá dầu

Trong phiên giao dịch ngày 11/7/2008, giá dầu thế giới có lúc lên tới 147,27 USD/thùng, mức giá kỷ lục từ trước đến nay. Sau thời điểm đó, giá dầu thế giới bắt đầu xu hướng giảm do kinh tế toàn cầu bắt đầu lâm vào khủng hoảng và suy thoái kéo dài.

Tuy nhiên, giá dầu thế giới vẫn đứng ở mức cao do bất ổn tại Trung Đông đã gây ra tình trạng gián đoạn nguồn cung, buộc các nước phải hạn chế tác động tiêu cực này và đổi mới công nghệ sản xuất hàng hóa theo hướng giảm tiêu hao nhiên liệu, đồng thời tìm kiếm nguồn nhiên liệu thay thế. Đáng chú ý, công nghệ khai thác dầu cát tại Canada và dầu đá phiến tại Mỹ đã mở ra hướng đi mới, góp phần hỗ trợ nguồn cung dầu mỏ trên thị trường thế giới. Từ giữa năm 2012, Mỹ đã từng bước chủ động được nguồn cung và trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới, phá vỡ vị thế độc quyền của các nước OPEC và góp phần quan trọng kìm hãm dầu tăng giá.

Tuy nhiên, cú sốc chủ yếu đối với thị trường dầu mỏ phải bắt nguồn từ sự suy giảm nhu cầu về loại nhiên liệu này do kinh tế tế toàn cầu phục hồi chậm chạp và có xu hướng phát triển chậm lại. Trong đó, tốc độ tăng trưởng tại các nền kinh tế chủ chốt như Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Trung Quốc, CHLB Nga và nhiều nền kinh tế khác có dấu hiệu suy giảm rõ rệt. Tăng trưởng kinh tế tại một số nước châu Á tuy vẫn ở mức khá cao, nhưng qui mô của những nền kinh tế này quá nhỏ nên không thể cân bằng được nhu cầu dầu mỏ trên thị trường.

Mặc dù giá dầu lao dốc, các nước xuất khẩu dầu mỏ vẫn duy trì sản lượng dầu ở mức cao, từ các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC – bao gồm các nước Trung Đông và Bắc Phi, Angola, Venezuela) đến CHLB Nga, đây là những nước phụ thuộc quá mức vào xuất khẩu dầu mỏ và khoáng sản. Hơn nữa, chi phí khai thác dầu tại những quốc gia này quá thấp (có khi chỉ 6-7 USD/thùng, trong khi chi phí khai thác dầu tại những quốc gia và vùng lãnh thổ khác có khi lên tới 60-70 USD/thùng, thậm chí cao hơn), nên mô hình kinh tế dựa vào xuất khẩu dầu mỏ vẫn mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với phát triển những ngành công nghiệp khác. Giá dầu lao dốc đang buộc các nước OPEC phải tái cơ cấu kinh tế theo hướng chuyển đổi mô hình kinh tế theo hướng đa dạng hóa các ngành công nghiệp, nhưng việc này không thể diễn ra một sớm một chiều, trong khi kinh tế toàn cầu ảm đạm và giá cả các loại hàng hóa dịch vụ có xu hướng giảm theo giá dầu, mặc dù với độ trễ nhất định. Trong giai đoạn trung hạn, các nước OPEC và CHLB Nga vẫn phải xuất khẩu dầu mỏ để trang trải các khoản chi tiêu ở trong nước, cho dù giá dầu có thể giảm sâu hơn. Chi phí khai thác dầu đá phiến tại Mỹ đang dao động trong khoảng 40-50 USD/thùng, mức chi phí này ấn định mức giá trần trên thị trường dầu mỏ thế giới hiện nay. Trong tương lai, công nghệ hiện đại hơn có thể giúp các doanh nghiệp giảm chi phí khai thác dầu xuống mức thấp hơn và có thể phát minh thêm những loại năng lượng mới. Đây là lý do khiến các chuyên gia và nhà đầu tư đưa ra dự báo là giá dầu có thể giảm xuống 20 USD/thùng. Trong xu thế cạnh tranh về công nghệ khai thác dầu và yêu cầu phát triển kinh tế trong nước, các nước OPEC vẫn phải bơm lượng dầu tối đa ra thị trường và vẫn có lãi do chi phí khai thác quá thấp, nếu để dành mà không khai thác có thể sẽ là sai lầm.

Trong phiên giao dịch ngày 22/12/2014, giá dầu Brent giao tháng 02/2015 trên sàn ICE Futures Europe tại Luân Đôn đóng cửa ở mức 60,11 USD/thùng, dầu thô WTI giao tháng 01/2015 trên sàn giao dịch hàng hóa New York đóng cửa ở mức 55,23 USD. Tính từ tháng 6/2014, giá cả của hai loại dầu này đã giảm trên 50%.

Trên toàn cầu, giá dầu giảm gây tác động tiêu cực đến các nước phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ như OPEC, CHLB Nga, tiếp đến là những nước đang gặp khó khăn do lạm phát thấp, nhất là các nước EU và những nước có mức nợ công quá cao. Trái lại, giá dầu giảm có tác động tích cực đối với những nước phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng và nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, kể cả những nước nhập siêu nhiên liệu như Việt Nam và nhiều nước châu Á khác. Là mặt hàng thiết yếu đối với các hoạt động sản xuất và đời sống, nên xu hướng dầu giảm giá sẽ tác động tích cực đến các nền kinh tế trên thế giới.

Vũ Xuân Thanh

sbv

Các tin tức khác

>   Nga: Lạm phát vượt quá 10% (25/12/2014)

>   Vàng xuống dưới 1,175 USD/oz trong tuần nghỉ lễ (25/12/2014)

>   Dầu lại chìm sâu sau thông báo của EIA (25/12/2014)

>   Năm 2014 - một năm mệt mỏi và bế tắc đối với nước Mỹ (24/12/2014)

>   Nga yêu cầu doanh nghiệp bán bớt ngoại tệ để hỗ trợ đồng ruble (24/12/2014)

>   S&P và Moody's cảnh báo hạ bậc tín nhiệm quốc gia và 16 ngân hàng Nga (24/12/2014)

>   Đồng ruble mất giá tác động đến kinh doanh của người Trung Quốc (24/12/2014)

>   Vàng xuống 1,178 USD/oz sau số liệu GDP bất ngờ lạc quan của Mỹ (24/12/2014)

>   Dầu vọt hơn 3% nhờ GDP Mỹ và dự báo của OPEC (24/12/2014)

>   Ukraine tiếp tục thanh toán 1,65 tỷ USD tiền nợ cho Gazprom (24/12/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật