Thứ Ba, 09/12/2014 11:34

Italy: 1/3 số doanh nghiệp vừa và nhỏ thừa nhận đưa hối lộ

Không chỉ “mafia thủ đô" - vụ scandal đang làm rung chuyển chính quyền Rome với việc hàng loạt quan chức bị bắt và điều tra vì dính líu đến các hối lộ và mua chuộc của mafia, không chỉ nhiều gói thầu xây dựng lớn mang tầm quốc gia Italy bị điều tra vì có dấu hiệu tham nhũng, hối lộ đã trở thành một căn bệnh lan ra cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn là một phần quan trọng của nền kinh tế nước này.

Đó là kết luận của hãng tin độc lập ADN Kronos trong một cuộc điều tra trên phạm vi toàn Italy mới được công bố.

Kết quả của cuộc điều tra này cho thấy, 1/3 số doanh nghiệp vừa và nhỏ được thăm dò thừa nhận đã đưa hối lộ dưới bất cứ hình thức nào để được tạo điều kiện thuận tiện cho việc làm ăn, trong khi 53% doanh nghiệp khẳng định rằng, năm ngoái, họ đã từ chối ít nhất một lần việc phải trả tiền “lót tay” hoặc “hoa hồng."

Con số này cho thấy, tình trạng hối lộ ngày càng phát triển trong thời gian qua, tính từ cuộc thăm dò trước đó của ADN Kronos vào tháng 12/2013, khi 47% doanh nghiệp khẳng định họ bị vòi vĩnh tiền bạc và 27% đã đồng ý hối lộ.

Điều tra cho biết, hầu hết các vụ hối lộ này xảy ra ở giai đoạn đầu của hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong xây dựng, lĩnh vực có nhiều vụ hối lộ nhất và thường dính líu đến mafia, như đã xảy ra trong vụ scandal ở thủ đô Rome.

Cuộc điều tra cũng cho thấy, mặc dù các cơ quan điều tra đưa ra ánh sáng ngày càng nhiều vụ bê bối và tham nhũng, nhưng niềm tin của các doanh nghiệp vào luật pháp không hề tăng.

Rất nhiều doanh nghiệp bị vòi vĩnh không hề khai báo. Chỉ có 12% số trường hợp được báo cho cảnh sát. 75% số doanh nghiệp được thăm dò thậm chí nói rằng, khả năng phải dừng hoạt động kinh doanh của họ có thể bị tác động do sự cạnh tranh không lành mạnh từ những người khác trong cùng lĩnh vực, khi những đối thủ này trả tiền hối lộ cao hơn để trúng thầu hoặc có được cơ hội kinh doanh cao hơn.

Theo đánh giá của ADN Kronos, các cơ quan công quyền cấp phép và kiểm tra các hoạt động kinh doanh hoàn toàn có thể tác động đến các doanh nghiệp bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho những người thân quen của họ trong cuộc cạnh tranh này.

Điều đó buộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải “vận động” theo hướng hối lộ như là cách duy nhất để được việc. 43% các doanh nghiệp khẳng định, họ “không loại trừ khả năng” sẽ trả một cái giá nào đó để đạt mục đích của mình.

Trương Anh Ngọc/Rome

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Trung Quốc "qua mặt" Hàn Quốc trong 6 ngành công nghiệp (08/12/2014)

>   Trung Quốc đạt thặng dư thương mại kỷ lục trong tháng 11 (08/12/2014)

>   Trung Quốc có thể hạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế xuống mức 7% (08/12/2014)

>   Airbus đạt số đơn đặt hàng kỷ lục trong ngành hàng không (08/12/2014)

>   Trung Quốc quản taxi kinh doanh kiểu xe Uber thế nào? (08/12/2014)

>   Sonatrach duy trì kế hoạch đầu tư 90 tỷ USD dù giá dầu sụt giảm (07/12/2014)

>   Pháp bán một nửa sân bay Toulouse cho công ty Trung Quốc (07/12/2014)

>   Giá dầu mỏ trên thị trường thế giới tiếp tục giảm trong 2 năm tới (06/12/2014)

>   Burger King được phép chi gần 11 tỷ USD thâu tóm Tim Hortons (06/12/2014)

>   Bộ Chính trị Trung Quốc định hướng phát triển kinh tế 2015 (06/12/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật