Thứ Hai, 01/12/2014 14:05

EU muốn chấn hưng kinh tế

Tân Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker vừa thông báo trước Nghị viện châu Âu các chi tiết của chương trình chấn hưng kinh tế đầy tham vọng của EU.

Kế hoạch này- với mục tiêu huy động được 315 tỷ euro trong vòng 3 năm- sẽ ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược như cơ sở hạ tầng, giao thông, giáo dục, đào tạo nghề, nghiên cứu và y tế công.

Theo đó, Quỹ Đầu tư chiến lược châu Âu (FEIS) sẽ được thành lập để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng (Quỹ này dự kiến sẽ có số vốn ban đầu là 21 tỷ euro).

Bắt đầu từ 21 tỷ euro được dùng như tiền đặt cọc này, mục tiêu của FEIS là thu hút được nhiều đầu tư tư nhân. Ủy ban châu Âu dự kiến số tiền huy động được trong 3 năm sẽ gấp 15 lần, tức tổng cộng 315 tỷ euro.

Quỹ đầu tư EFSI, bắt đầu hoạt động từ giữa năm 2015, sẽ tập trung chủ yếu vào khối doanh nghiệp, liên doanh nhỏ và những dự án xây dựng mạng lưới vận tải, năng lượng và dữ liệu quốc tế, nhằm tạo việc làm cho giới trẻ.

Với quỹ đầu tư mới này, GDP của Eurozone có thể sẽ tăng trưởng thêm 1 điểm % mỗi năm trong 3 năm tới, và sẽ bổ sung từ 330 đến 410 tỷ euro vào tổng sản phẩm nội địa của EU, đồng thời có khả năng tạo thêm từ 1 dến 1,3 triệu việc làm trong vòng ba năm tới.

Trên thực tế, đây không phải là kế hoạch bơm vốn mới vào kinh tế Eurozone. Tuy nhiên, các thị trường tài chính trong khu vực lại rất hoan nghênh động thái này khi mà hầu hết chính phủ 18 nước thành viên đang phải hạn chế chi tiêu để giảm mức nợ công. Thị trường cũng tin tưởng rằng, kế hoạch này sẽ giúp Eurozone thoát khỏi tình trạng tăng trưởng trì trệ hiện nay.

Trong quá trình vận động để được bầu làm Chủ tịch Ủy ban châu Âu, ông Jean-Claude Juncker cho rằng châu Âu cần các kế hoạch đầu tư lớn để có thể vượt thoát khỏi thời kỳ trì trệ sau khủng hoảng hiện nay. Đa số trong Nghị viện châu Âu đã ủng hộ kế hoạch này của ông Jean-Claude Juncker.

Dự kiến, kế hoạch của ông Junker sẽ được bàn thảo tại Nghị viện châu Âu trước khi đệ trình lên các nhà lãnh đạo EU trong Hội nghị thượng đỉnh diễn ra trong tháng 12 này, coi đó như một vấn đề cốt lõi trong chương trình nghị sự 5 năm của ông Junker nhằm khôi phục nền kinh tế suy yếu của EU vốn bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính, dẫn đến tình trạng thất nghiệp và lạm phát trầm trọng./.

Nguyễn Chiến

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Các tin tức khác

>   Kinh tế Venezuela lao đao vì giá dầu lao dốc không phanh (01/12/2014)

>   Trung Quốc tăng thuế tiêu thụ đối với sản phẩm dầu thô (30/11/2014)

>   Nhà tàu Pháp có thể phá sản vì vụ hoãn giao tàu Mistral cho Nga (30/11/2014)

>   Hãng hàng không Malaysia Airlines thua lỗ 7 quý liên tiếp (30/11/2014)

>   Trung Quốc công bố "bản đồ sa ngã" của các quan chức (29/11/2014)

>   Thái Lan đặt mục tiêu trở thành nền kinh tế có thu nhập cao (28/11/2014)

>   Italy chịu thiệt hại nặng nề do các biện pháp trừng phạt Nga (28/11/2014)

>   IMF tiếp tục quan ngại về bong bóng thị trường nhà đất ở Canada (27/11/2014)

>   Doanh nghiệp lốp ôtô Trung Quốc hối thúc chính phủ “trả đũa” Mỹ (27/11/2014)

>   Bên trong “đại bản doanh” của gã khổng lồ Airbus (26/11/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật