Thứ Năm, 04/12/2014 14:07

Có 43 Công ty Quản lý quỹ đang hoạt động với hơn 100 ngàn tỷ đồng ủy thác 

Cho tới thời điểm hiện tại, số lượng các công ty quản lý quỹ còn hoạt động là 43 công ty, quản lý hơn 200 hợp đồng với tổng giá trị ủy thác đạt trên 100 ngàn tỷ đồng.

 

Ngày 4/12, UBCKNN công bố thông tin "Tái cấu trúc ngành quỹ - những thành tựu bước đầu góp phần tái cấu trúc thị trường chứng khoán".

Theo UBCKNN, khi thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động, thị trường chỉ có 7 công ty chứng khoán và cho đến năm 2004 vẫn chưa có một công ty quản lý quỹ nào.

Trong các năm 2006-2007, TTCK Việt Nam phát triển mạnh, hệ thống các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán đã có bước phát triển nhanh cả về số lượng, quy mô vốn, nghiệp vụ và công nghệ. Tuy nhiên, năng lực về vốn, công nghệ, trình độ chuyên môn, năng lực quản trị, điều hành, đặc biệt là quản trị rủi ro còn hạn chế, tiềm ẩn nguy cơ gây ra rủi ro hệ thống, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư cũng như các tổ chức phát hành. Đạo đức nghề nghiệp của một số tổ chức kinh doanh chứng khoán còn chưa cao, các mảng hoạt động kinh doanh chưa đa dạng, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức này. Do vậy, UBCKNN đã hạn chế cấp phép thành lập và hoạt động cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nhằm đánh giá lại tình hình hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng khoán đã được cấp phép để có phương án củng cố, sắp xếp hoạt động của các tổ chức này.

Ngày 06/12/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1826/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm”. Để triển khai Đề án này, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 212/2012/TT-BTC ngày 05/12/2012 hướng dẫn thành lập và hoạt động công ty quản lý quỹ và Thông tư số 165/2012/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 226/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 về chỉ tiêu an toàn tài chính và các biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình Tái cấu trúc hệ thống các công ty quản lý quỹ, đồng thời minh bạch hóa và nâng cao tiêu chí hoạt động của các tổ chức này.

Ngoài ra, UBCKNN cũng ban hành 2 Quy chế hướng dẫn quản trị rủi ro tại công ty quản lý quỹ và Quy chế đánh giá chất lượng hoạt động theo tiêu chí CAMEL. Hình thành bộ 3 văn bản cần thiết phục vụ cho công tác quản lý, giám sát dựa trên rủi ro - một hướng tiếp cận hiện đại theo thông lệ quốc tế.

Theo đó, UBCKNN đã sửa đổi, bổ sung một số quy định mới đảm bảo các tổ chức trung gian thị trường hoạt động ổn định và hiệu quả, từng bước tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế, góp phần duy trì sự phát triển bền vững và an toàn của thị trường chứng khoán.

Qua hai năm thực hiện đề án tái cấu trúc TTCK, đến nay, UBCKNN cho rằng về cơ bản, tái cấu trúc TTCK đạt được những kết quả đáng ghi nhận, trong đó tái cấu trúc ngành quản lý quỹ bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể.

Trong các năm 2013-2014, đã có 6 công ty quản lý quỹ (chiếm 12%) thuộc diện tái cấu trúc rút khỏi thị trường bằng các phương thức khác nhau như: giải thể, tạm ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động; 2 công ty quản lý quỹ mới được cấp phép thành lập trực thuộc các Tập đoàn bảo hiểm nước ngoài.

Tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết các công ty quản lý quỹ còn hoạt động trên thị trường đều có mức an toàn vốn khả dụng đáp ứng quy định. Số lượng các công ty quản lý quỹ còn hoạt động là 43 công ty, quản lý hơn 200 hợp đồng với tổng giá trị ủy thác đạt trên 100 ngàn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính, UBCKNN đã ban hành đồng bộ các quy định hướng dẫn hoạt động các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán mới như: quỹ đóng, quỹ thành viên, quỹ mở, quỹ hoán đổi danh mục, quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán.

Công tác tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư có kết quả tương đối rõ rệt, cụ thể đã thực hiện theo đúng hai xu hướng đề ra: (i) thay thế dần thế hệ các quỹ đóng bằng hệ thống các quỹ mở hoạt động linh hoạt hơn và có cơ chế bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn; (ii) thay thế dần các quỹ thành viên bằng hệ thống các quỹ đại chúng (quỹ mở) hoạt động minh bạch hơn. Trong tổng số 26 quỹ đang hoạt động, tổng số quỹ đại chúng chiếm 70%, cụ thể có: 15 quỹ mở, 2 quỹ ETF, 1 quỹ đóng, 8 quỹ thành viên. Quy mô của các quỹ ước đạt 7 ngàn tỷ đồng.

Gia Nguyên

Các tin tức khác

>   VHC: Quỹ Đầu tư Việt Nam không còn là cổ đông lớn (04/12/2014)

>   FTSE Vietnam tái cơ cấu danh mục: Cổ phiếu nào được mua – bán mạnh? (04/12/2014)

>   FTSE Vietnam ETF cơ cấu danh mục: Tâm điểm SSI, DRC, STB và VSH? (02/12/2014)

>   E1VFVN30: Mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu của quỹ ETF (28/11/2014) (01/12/2014)

>   Đột ngột rót vốn mạnh vào Market Vectors Vietnam ETF (02/12/2014)

>   Bản tin ETF 28/11: V.N.M và FTSE Vietnam cùng được bổ sung vốn mới (28/11/2014)

>   E1VFVN30: Kết thúc giao dịch hoán đổi ngày 25/11/2014 (27/11/2014)

>   Kỳ đảo danh mục cuối năm sẽ ra sao khi N.A.V và AUM 2 quỹ ETF trái chiều? (01/12/2014)

>   Review ETF ngoại quý 4: Nhiều khả năng SSI lọt vào “tầm ngắm” (25/11/2014)

>   E1VFVN30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng tại ngày 21/11/2014 (24/11/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật