Thứ Sáu, 21/11/2014 09:09

Từ hiện tượng tăng giá đột biến của cổ phiếu PPE

Giá cổ phiếu của CTCP Tư vấn Điện lực Dầu khí Việt Nam (HNX: PPE) phi nước đại mặc dù không nổi lên bất kỳ thông tin tích cực nào, thậm chí tình hình tài chính khá bết bát, bị thua lỗ triền miên. Vậy điều gì làm nên câu chuyện “thú vị” này?

Một số cổ phiếu khác như SBC, L14, NGC cũng từng có mức tăng “mơ ước” và thậm chí mạnh hơn PPE trong thời gian gần đây. Liệu những cổ phiếu này có điểm gì giống nhau?

Sau khi Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam thoái hết 1,020,000 cp, chiếm tỷ lệ 51% vốn của PPE trong phiên 07/11 thì giá cổ phiếu PPE đã tăng tốc qua 8 phiên tăng trần và chưa có dấu hiệu dừng lại. Tính từ 10 – 19/11, PPE đã tăng gần 120% từ mức 3,700 đồng lên 8,100 đồng. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa buộc PPE phải công bố các sự kiện có liên quan đến việc tăng trần liên tục ở cổ phiếu này.

Biểu đồ 1: Biến động giá của PPE

Nguồn: https://finance.vietstock.vn/PPE/phan-tich-ky-thuat.htm

Điểm bất ngờ là không có thông tin tích cực nào xuất hiện quanh thời điểm này. Đồng thời, kết quả kinh doanh (KQKD) quý 3/2014 vẫn đang tiêu cực khi lợi nhuận sau thuế (LNST) nối tiếp lỗ trong quý 2/2014, kéo LNST 9 tháng đầu năm 2014 lỗ hơn 582 triệu đồng và lợi nhuận chưa phân phối tới 30/09/2014 âm 4.7 tỷ đồng (PPE đang trong diện bị cảnh báo từ ngày 20/03/2014 do LNST chưa phân phối năm 2013 âm 4.2 tỷ đồng).

Yếu tố sau đây có thể đã tạo điều kiện cho quá trình “phóng tên lửa” của giá cổ phiếu PPE.

Cổ phiếu tự do lưu hành “khiêm tốn” và thị giá thấp

PPE phát hành vỏn vẹn 2 triệu cổ phiếu và đã niêm yết hết số cổ phiếu này trên HNX trong ngày giao dịch đầu tiên (21/09/2011). Tuy nhiên, chỉ có 540 ngàn cổ phiếu tự do chuyển nhượng, trong khi gần 1.46 triệu cổ phiếu (chiếm 73% vốn điều lệ) thuộc dạng chuyển nhượng có điều kiện (hạn chế chuyển nhượng), gồm 1.02 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 51%) thuộc Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam; 373.9 ngàn cổ phiếu (tỷ lệ 18.7%) được sở hữu bởi CTCP Tư vấn Xây dựng Điện 2; 66 ngàn cổ phiếu (tỷ lệ 3.3%) do CTCP Đầu tư và Quản lý Nguồn điện VN nắm giữ. Cho tới ngày 24/09/2014 thì 1.46 triệu cổ phiếu này mới được điều chỉnh sang chuyển nhượng tự do.

Như vậy, với 540 ngàn cổ phiếu hay 2 triệu cổ phiếu tự do chuyển nhượng thì đều quá ít ỏi cho việc tạo thanh khoản tốt. Ngoại trừ phiên 07/11 có khối lượng giao dịch đột biến thì thanh khoản trung bình ở các phiên còn lại tính từ đầu năm 2014 chỉ ở mức 6 ngàn cp/phiên.

Đồng thời, thị giá thấp của PPE cũng đã tạo điều kiện cho quá trình tăng giá cổ phiếu trở nên dễ dàng hơn, vì được dòng tiền đầu cơ của giới đầu tư cá nhân ưa chuộng.

SBC, L14, NGC cùng câu chuyện với PPE

3 cổ phiếu này đều giống với PPE ở chỗ: cổ phiếu tự do lưu hành thấp và giá có giai đoạn tăng “vũ bão” trong thời gian gần đây. Cụ thể, số cổ phiếu tự do lưu hành của SBC, L14, NGC lần lượt là 8 triệu, 2,29 triệu, 1.2 triệu cổ phiếu.

SBC đã có một đợt tăng 77% từ 8,800 đồng lên 15,600 đồng hồi giữa tháng 8 (14/08/2014) đến 08/09/2014 và đợt tăng hiện tại từ phiên 12/11. Tính tới phiên 19/11/2014, SBC đã tăng 35% từ mức giá 14,800 đồng lên 20,000 đồng.

Biểu đồ 2: Biến động giá của SBC

Nguồn: https://finance.vietstock.vn/SBC/phan-tich-ky-thuat.htm

L14 tăng chóng mặt từ 8,400 đồng lên 24,400 đồng từ 20/10 – 07/11/2014 với mức tăng 190% trong 3 tuần. Còn cổ phiếu NGC cũng nhảy giá ấn tượng với mức tăng 92% từ 17 – 27/10/2014 (10 phiên), từ 15,000 đồng lên 28,800 đồng.

Biểu đồ 3: Biến động giá của L14

Nguồn: https://finance.vietstock.vn/L14/phan-tich-ky-thuat.htm

Biểu đồ 4: Biến động giá của NGC

Nguồn: https://finance.vietstock.vn/NGC/phan-tich-ky-thuat.htm

Ở NGC, có thể thấy rõ việc cổ phiếu tăng giá có sự hỗ trợ mạnh từ KQKD quý 3/2014 đạt mức tăng khủng với LNST tăng gấp 26.7 lần so với quý 3/2013 và thu về hơn 7 tỷ đồng (chủ yếu nhờ tiền bồi thường), dẫn tới lũy kế 9 tháng 2014 lãi ròng 9.5 tỷ đồng, gấp 6.3 lần cùng kỳ. Đồng thời, việc các cổ đông lớn (Willem Stuive, Trần Thị Ly Na) đã tích cực mua vào trước và trong khoảng thời gian này đã thúc đẩy giá cổ phiếu NGC.

Đà tăng mạnh mẽ của giá cổ phiếu L14 cũng xuất phát từ KQKD quý 3/2014, trong đó LNST tăng gấp 8.5 lần so với quý 3/2013 lên 6.5 tỷ đồng. Điểm chú ý ở cổ phiếu này là L14 có tỷ lệ nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu tại 30/09/2014 lên tới 11 lần. Cụ thể, nợ phải trả 465.4 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở khoản người mua trả tiền trước 172.6 tỷ đồng (37% nợ phải trả) và doanh thu chưa thực hiện 189.5 tỷ đồng (41%), còn vốn chủ sở hữu là 42.8 tỷ đồng.

KLGD khớp lệnh bình quân phiên trong 1 năm qua của các cổ phiếu nói trên đều khá thấp, của SBC là 14.6 ngàn cp, của L14 là 9.2 ngàn cp và NGC là 1.5 ngàn. P/E của PPE, SBC, L14, NGC tại ngày 20/11/2014 lần lượt ở mức 22.2 lần, 1.6 lần, 5.4 lần, 2.7 lần.

Thu Hoa

Các tin tức khác

>   PTKT phiên chiều 20/11: SMA200 hỗ trợ tốt VN-Index (20/11/2014)

>   Thiết bị Đường sắt: Bị phạt 40 triệu đồng do trễ nộp hồ sơ đăng ký đại chúng (20/11/2014)

>   E1VFVN30: Thông báo về danh mục, tỷ lệ chứng khoán cơ cấu hoán đổi (20/11/2014)

>   Nhịp đập Thị trường 20/11: Lực cầu duy trì tốt, thanh khoản cải thiện (20/11/2014)

>   PPE: Cổ phiếu tăng trần 10 phiên liên tiếp (20/11/2014)

>   Ngày 20/11: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (20/11/2014)

>   20/11: Bản tin 20 giờ (20/11/2014)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 20/11 (20/11/2014)

>   Cuộc thi Chinh phục đỉnh cao đầu tư 2014 đến vòng chung kết (19/11/2014)

>   PTKT phiên chiều 19/11: Tiếp tục giằng co mạnh (19/11/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật