Thứ Tư, 05/11/2014 07:45

QE3 vừa kết thúc, Phố Wall đã nghĩ ngay đến QE4

Ngay khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa chính thức tuyên bố chấm dứt chương trình nới lỏng định lượng thứ ba (QE3) thì Phố Wall đã nghĩ ngay đến việc cơ quan này có thể áp dụng chương trình mua trái phiếu mới (QE4) nếu nền kinh tế xấu đi.

* Fed chính thức tuyên bố chấm dứt hoàn toàn QE3

Trong khi đó, tỷ lệ kỳ vọng của giới quan sát Fed lại không cao lắm, theo khảo sát của CNBC thì 14.3% khả năng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tung ra một chương trình QE khác trong vòng 12 tháng tới, nhưng họ nhận thấy khả năng 16.7% một chương trình mua trái phiếu mới sẽ diễn ra trong 2 năm tới. Họ cũng thấy rằng khả năng 15.1% một cuộc khủng hoảng sẽ xuất hiện trong năm 2015.

Ông Dan Greenhaus, chiến lược gia trưởng toàn cầu của Công ty Nghiên cứu Thị trường BTIG nhận định: “Tôi nghĩ rằng vào thời điểm này, cả người dân và các nhà kinh tế đều có cơ sở và hoàn toàn chính xác, khi đồng tình rằng QE chỉ là một phần của bộ công cụ chính sách, chứ không phải là một loại chính sách khác thường. Với lãi suất thấp như hiện nay, đó có lẽ không phải là một giả định không hợp lý”.

“Tôi đang nghĩ đến một kịch bản to tát hơn, đó là 16.7% khả năng nền kinh tế sẽ sa sút đến mức phải cần kêu gọi hoặc áp dụng một gói QE khác”.

Một tỷ lệ đa số - khoảng 64% - những người tham gia cuộc khảo sát cũng cho rằng có nguy cơ Fed sẽ ủng hộ chính sách nới lỏng tiền tệ mạnh hơn so với những gì họ kỳ vọng.

Cuộc khảo sát trên 39 nhà quản lý tiền tệ, kinh tế gia và các nhà cố vấn do CNBC thực hiện cho thấy tất cả các kỳ vọng của thị trường đều liên quan đến động thái nâng lãi suất đầu tiên của Fed và lãi suất sẽ tăng nhanh ra sao. Những người tham gia khảo sát dự báo lần nâng lãi suất đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng 7/2015, trễ hơn một tháng so với dự báo được đưa ra trong cuộc khảo sát hồi tháng 9. Thay vì mức dự báo trước đây là lãi suất sẽ đạt 0.98% thì dự báo trung bình hiện nay cho thấy lãi suất sẽ chạm 0.89% vào cuối năm tới.

Về mức độ phù hợp trong chính sách của Fed thì 44% cho rằng chính sách quá hợp lý và 49% cho rằng tương đối hợp lý, ngược lại với đánh giá hồi tháng trước là 43% cho rằng chính sách tương đối hợp lý trong khi 49% cho rằng quá hợp lý.

Hôm thứ Tư (29/10), Fed chính thức tuyên bố chấm dứt chương trình nới lỏng định lượng thứ 3 (QE3) với việc cắt giảm 15 tỷ USD còn lại của chương trình này sau 7 lần thu hẹp liên tiếp trước đó từ mức 85 tỷ USD/tháng, kết thúc nỗ lực 6 năm ròng của ngân hàng trung ương nhằm kích thích kinh tế bằng việc mua tài sản.

Tâm điểm hiện nay là vẫn còn một khoảng cách khá xa để Fed đi đến quyết định nâng lãi suất từ mức siêu thấp 0-0.25% từng được áp dụng từ năm 2008 đến nay nhằm cứu kinh tế Mỹ vượt qua suy thoái. Thế nhưng, trong thông báo hôm thứ Tư của mình, dường như Fed không đưa ra bất kỳ manh mối nào cho thấy khi nào thì điều đó diễn ra.

Bên cạnh việc lãi suất ngắn hạn được duy trì ở mức thấp, giới quan sát Fed cho rằng ngân hàng trung ương cũng sẽ kiềm chế nâng lãi suất dài hạn bằng một lượng lớn trái phiếu đang nắm giữ từng khiến bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương phình to lên mức 4.4 ngàn tỷ USD.

Bà Diane Swonk, chuyên gia kinh tế trưởng của Mesirow Financial, cũng hy vọng rằng Fed sẽ để ngỏ khả năng áp dụng một đợt nới lỏng định lượng khác mặc dù ngân hàng trung ương này muốn chương trình hiện tại chấm dứt. Bà nhận định: “Họ phải để ngỏ khả năng áp dụng QE4, nhưng thật sự họ không muốn như thế. Một trong những điều mà họ muốn làm rõ là ổn định bảng cân đối kế toán . Đó là dòng tiền hay cổ phiếu. Rõ ràng họ muốn duy trì bảng cân đối kế toán ổn định cho đến khi tiến hành nâng lãi suất. Cổ phiếu là chứng khoán trong bảng cân đối kế toán và dòng tiền là việc mua chứng khoán mới”.

Ông Greenhaus nhận định thêm: “Tất cả chúng ta đã trở nên quen thuộc với QE vì chúng ta đã sống chung với nó suốt 6 năm qua, nhưng trước khi khủng hoảng bùng nổ, việc mua chứng khoán kho bạc hoặc tài sản nhà nước trung và dài hạn luôn là những gì chúng ta phải cân nhắc thực hiện khi lãi suất giảm về vùng 0. Ý tưởng này hiện nay đã trở thành hướng đi chính sau khi Fed áp dụng 3 gói QE và một chương trình hoán đổi chứng khoán với tên gọi “Operation Twist.

Ông Mark Luschini, trưởng chiến lược gia đầu tư của Janney Montgomery, cho rằng rằng sự kết thúc của QE có thể không tác động mạnh đến thị trường chứng khoán vì điều này đã nằm trong dự báo của nhiều người. Được biết, chứng khoán Mỹ chỉ chịu tác động nhẹ khi đón nhận thông tin Fed chính thức chấm dứt QE3.

Đỗ Thảo (Theo CNBC)

Các tin tức khác

>   WIFO: EU có nguy cơ rơi trở lại suy thoái nếu không nỗ lực (04/11/2014)

>   Nguy cơ chiến tranh tiền tệ ở châu Á (04/11/2014)

>   Ngân hàng JPMorgan bị điều tra vì thao túng thị trường ngoại hối (04/11/2014)

>   Dầu xuống dưới 79 USD/thùng lần đầu tiên từ năm 2012 (04/11/2014)

>   USD bay cao, vàng trượt dài xuống đáy 4 năm dưới 1,170 USD/oz (04/11/2014)

>   P&G bị đình chỉ hoạt động tại Argentina vì gian lận thuế (03/11/2014)

>   Ngân hàng Ý tìm cách tăng vốn sau khi trượt bài kiểm tra của ECB (03/11/2014)

>   Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ: 9 tháng, lợi nhuận 30 tỷ USD (03/11/2014)

>   GDP của Ấn Độ sẽ tăng 5,5 đến 5,9% trong năm 2014 (03/11/2014)

>   Eurozone: Thất nghiệp và lạm phát có dấu hiệu cải thiện nhẹ (02/11/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật