Thứ Ba, 18/11/2014 11:39

Phát triển công nghiệp phụ trợ thực chất là phát triển DNVVN

Theo quan điểm của Bộ KH&ĐT, phát triển công nghiệp phụ trợ (CNPT) thực chất là phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) - chính là khối doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam.

Bổ sung phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Công Thương tại phiên chất vấn diễn ra sáng nay (18/11) trong lĩnh vực định hướng phát triển CNPT, theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh, CNPT là một vấn đề lớn của đất nước. Các nước thu hút đầu tư nước ngoài nhiều, có nền kinh tế phát triển đều có CNPT phát triển.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh

"Có CNPT phát triển chúng ta mới hấp thu được đầu tư nước ngoài để tạo ra giá trị gia tăng. Nếu không làm được việc này, dù thu hút được vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều, nhưng không có giá trị gia tăng thì thực chất, chúng ta chỉ gia công cho nước ngoài”, Bộ trưởng KH&ĐT nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, CNPT là lĩnh vực khó: "Ngay cả khái niệm thế nào là CNPT còn đang tranh luận. Phụ trợ có nghĩa là phải có cái chính. Vậy, cái nào là chính, cái nào là phụ?”.

Theo quan điểm của Bộ KH&ĐT, phát triển CNPT thực chất là phát triển DNVVN - chính là khối doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam.

Bộ trưởng Vinh cho biết, nếu trong chính sách CNPT không đề cập đến vấn đề này thì đó là một sai lầm và chúng ta sẽ loay hoay trong việc phải chọn ngành nào, mặt hàng nào.

Việt Nam cần có một lực lượng DNVVN mạnh, vì khối doanh nghiệp Nhà nước đang dần cổ phần hoá để giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế. Phần còn lại chuyển dần cho khối doanh nghiệp tư nhân.

Doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽkhông chỉ tạo ra động lực lớn cho đất nước, mà còn tạo chuỗi giá trị gia tăng quan trọng phục vụ cho sản phẩm chính của ngànhcông nghiệp, đồng thời tạo nhiều việc làm.

Bộ trưởng Vinh cho biết, Bộ KH&ĐT đã đề nghị Chính phủ có cuộc họp chuyên ngành về DNVVN.

Trước đó, tại phiên chất vấn chiều 17/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đã trình bày một số điểm mới trong Nghị định phát triển CNHT đã được trình Chính phủ. Theo đó, điểm mới là thành lập một quỹ để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng như thành lập một số trung tâm công nghệ để hỗ trợ các doanh nghiệp này trong việc kiểm định chất lượng sản phẩm, thiết kễ khuôn mẫu...

Theo Bộ trưởng KH&ĐT Bùi Quang Vinh, trong chính sách, vấn đề khởi động doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Chúng ta cần tạo ra một môi trường thông thoáng, minh bạch nhất để mọi người dân có tiền không gửi vào ngân hàng mà mang tiền đó ra thành lập doanh nghiệp. Ngoài ra, cần tạo mọi điều kiện để việc tiếp cận nguồn vốn của mọi người dân được dễ dàng.

Về việc chuyển giao công nghệ, nhất là những công nghệ đơn giản, Bộ KH&ĐT đã làm việc với các tập đoàn của Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản. Các đối tác sẵn sàng chuyển giao cho DNNVV tiếp cận công nghệ này.

Cuối cùng là vấn đề thị trường, Bộ trưởng Vinh cho biết, thị trường không chỉ cung cấp cho doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp chính, mà còn phải tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Linh Đan

chính phủ

Các tin tức khác

>   “Bóng ma” nhập siêu quay lại (18/11/2014)

>   Hai điều chưa nói về nợ công (16/11/2014)

>   Nielsen: Người tiêu dùng Việt Nam lạc quan vào nền kinh tế (16/11/2014)

>   EIU đánh giá cao nỗ lực kiềm chế lạm phát của Việt Nam (15/11/2014)

>   Nợ công Việt Nam từ một cái nhìn khắt khe hơn (15/11/2014)

>   Báo Malaysia: “Việt Nam đang trên đà phát triển: Một thông điệp” (14/11/2014)

>   EIU đưa ra những đánh giá tích cực về nền kinh tế Việt Nam (13/11/2014)

>   Nợ công Việt Nam và khoản đầu tư khổng lồ của Samsung (11/11/2014)

>   Để chế định mở về quản lý vốn nhà nước trong DN nhà nước (11/11/2014)

>   Vì sao quốc tế nâng bậc xếp hạng tín nhiệm VN (11/11/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật