Thứ Năm, 06/11/2014 15:02

Ngân hàng tại Myanmar: Người anh em song sinh của Nam Sudan

Chính phủ Myanmar hiện vẫn đang tích cực xây dựng hệ thống tín dụng mới cho đất nước và những cột rút tiền ATM thực sự là một bước phát triển tương đối mới ở Myanmar. Tuy nhiên, hệ thống ATM ở Myanmar ít khi hoạt động do tình trạng mất điện thường xuyên.

* Ngân hàng Việt vừa thích vừa sợ thị trường Myanmar

* Ngân hàng Việt Nam chưa xin được giấy phép ở Myanmar

Chỉ cần ở Yangon vài ngày thì gần như bạn có thể tin rằng mình đang ở trong một đất nước có ngành tài chính hoạt động. Máy rút tiền tự động (ATM), hoàn toàn vắng mặt chỉ là một vài năm trước đây, bây giờ rải rác thành phố. Thẻ tín dụng đang ngày càng phổ biến. Chính phủ Myanmar hiện vẫn đang tích cực xây dựng hệ thống tín dụng mới cho đất nước và những cột rút tiền ATM thực sự là một bước phát triển tương đối mới ở Myanmar. Tuy nhiên, hệ thống ATM ở Myanmar ít khi hoạt động do tình trạng mất điện thường xuyên.

Ở Myanmar giao dịch thanh toán được thực hiện thủ công bằng tiền mặt

Hệ thống ngân hàng lỗi thời

Tuy nhiên, nếu bạn đi ra bên ngoài các thành phố lớn, thì điều này không còn nữa. Tính đến cuối tháng 9 vừa qua, 24 ngân hàng của Myanmar đã mở tổng cộng 863 chi nhánh. Con số này vẫn còn quá nhỏ nếu so sánh với Thái Lan, đất nước chỉ với 14 triệu dân đã có hơn 7.000 chi nhánh ngân hàng. Số lượng chi nhánh ngân hàng tính trên đầu người tại Myanmar hầu như chỉ hơn Nam Sudan một chút, kém cả Afghanistan và Haiiti. Một báo cáo từ Tập đoàn Tài chính Quốc tế công bố vào năm 2013 ước tính rằng, chỉ 5% người dân Myanmar sử dụng dịch vụ tài chính chính thức.

Vấn đề trong lĩnh vực ngân hàng tại Myanmar đó là bị hạn chế giá trị bảo đảm an toàn và một hệ thống tài chính cổ. Các khoản vay, ví dụ phải có thế chấp cao, thường gấp đôi số tiền vay. Ngoài ra, ngân hàng chỉ chấp nhận một số ít loại tài sản thế chấp như: đất đai, vàng, một số mặt hàng xuất khẩu.

Vấn đề khác, lớn hơn nữa của hệ thống ngân hàng Myanmar chính là sự kém tiện dụng. Ở các nước, các khoản vay dễ dàng, các sản phẩm tài chính, hoạt động liên ngân hàng hay tín dụng là điều rất bình thường. Nhưng ở Myanmar những thứ đó chưa bao giờ tồn tại. Các doanh nghiệp ở Myanmar gần như không thể vay tiền với thời hạn quá 1 năm.

Theo luật lãi suất, lãi suất cho vay giới hạn ở mức 13%/năm; lãi suất huy động không thấp hơn 8%/năm. Thậm chí, cuối mỗi ngày giao dịch, các quản lý ngân hàng còn phải gọi điện cho ngân hàng trung ương để thông báo số dư tài khoản.

Ngân hàng nhà nước tuy lớn nhưng hoạt động không hiệu quả và không có tính cạnh tranh, bởi so với các ngân hàng tư nhân do có vốn tốt hơn và ít quy định ràng buộc với khách hàng hơn nên năng động hơn.

Nhưng hầu hết các ngân hàng tư nhân thuộc sở hữu của các tập đoàn thương mại thường có xu hướng cho các doanh nghiệp khác trong cùng tập đoàn của họ vay tiền. Do vậy, việc tiếp cận tín dụng trở nên khá khó khăn đối với các doanh nghiệp ngoài tập đoàn. Hoạt động liên ngân hàng và khả năng giám sát của Ngân hàng Trung ương Myanmar cũng hạn chế. Thanh toán được thực hiện một cách thủ công bằng tiền mặt. Điều này có nghĩa là sẽ tốn thời gian và công sức trong việc chuyển một số lượng lớn tiền giữa các ngân hàng và chi nhánh.

Không chỉ lỗi thời, các ngân hàng Myanmar còn khá xa lạ với 90% dân số. Ở Myanmar, người dân hoàn toàn không có thói quen gửi tiền vào ngân hàng và họ vẫn thường cất giữ số tiền đó ở nhà. Đây cũng chính là lý do vì sao Myanmar được mệnh danh là nền kinh tế "toàn tiền mặt". Sau khi chế độ cũ sụp đổ, chính phủ mới của Myanmar đã chú trọng đến việc cải cách hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, những cải cách ban đầu càng khiến các ngân hàng Myanmar bộc lộ nhiều bất cập. Khi bước chân vào một chi nhánh ngân hàng ở Myanmar, cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt là tiền mặt có ở khắp mọi nơi. Khi đi mua sắm, người dân Myanmar cũng mang theo túi đựng đầy tiền mặt. Đồng tiền có mệnh giá lớn nhất tại Myanmar là 10.000 kyat (khoảng 10 USD). Nếu mua bán một chiếc xe hơi mới thì cũng cần phải mất cả giờ để đếm tiền.

Những hạn chế của ngân hàng nước ngoài

Nhưng không phải mọi việc lúc nào cũng vậy: trước khi chính quyền quân sự Myanmar quốc hữu hóa các ngân hàng trong năm 1963, đã từng có 14 ngân hàng nước ngoài hoạt động ở đất nước này - một con số lớn hơn bất kỳ quốc gia nào tại Đông Nam Á. Ngày 1/10/2013, chính phủ Myanmar hoan nghênh các ngân hàng nước ngoài quay trở lại nước này. Và đến nay, Myanmar đã cấp giấy phép hoạt động cho 9 ngân hàng nước ngoài.

Nhưng các ngân hàng nước ngoài kể từ lúc khởi động đến khi hoạt động được cũng cần phải mất 1 năm. Ngoài ra, về bản chất, vai trò của các ngân hàng nước ngoài cũng không như kỳ vọng: họ chỉ được phục vụ các doanh nghiệp lớn của nước ngoài. Các ngân hàng này cũng chỉ được giới hạn mở một chi nhánh; họ sẽ bị cấm hoạt động bán lẻ và sẽ chỉ được phép cho các công ty nước ngoài vay bằng ngoại tệ, trừ khi họ cho các công ty địa phương vay bằng đồng kyat thông qua các ngân hàng địa phương.

Đây là một điều đáng tiếc. Bởi, bằng cách cho các công ty của Myanmar vay trực tiếp, các tổ chức tài chính của nước ngoài không chỉ thúc đẩy các doanh nghiệp của Myanmar tiếp cận tín dụng, mà còn giúp họ hiện đại hóa. Có lẽ quan trọng hơn, các ngân hàng nước ngoài có thể giúp phá vỡ thế độc quyền của ngân hàng nhà nước, mở ra một hệ thống cần đến sự tăng trưởng và tự do hóa.

Ông Sean Turnell, một nhà kinh tế người Australia đã cảnh báo bà Aung San Suu Kyi- lãnh tụ đối lập Myanmar rằng, một dự luật rộng hơn về cải cách tài chính vẫn còn "mắc kẹt trong bối cảnh đấu đá tại quốc hội". Cùng với vai trò hạn chế của ngân hàng nước ngoài thì có nghĩa là Myanmar đang đánh mất "cơ hội".

Vũ Anh Tuấn

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Việt Nam-Lào trao đổi kinh nghiệm quản lý ngân sách Nhà nước (06/10/2014)

>   Ngân hàng Việt Nam chưa xin được giấy phép ở Myanmar (01/10/2014)

>   Ngân hàng đầu tiên tại Lào kết nối thanh toán thẻ nước ngoài (26/09/2014)

>   Ngân hàng Việt vừa thích vừa sợ thị trường Myanmar (25/07/2014)

>   Ngân hàng Việt cạnh tranh giấy phép tại Myanmar (22/07/2014)

>   Dự trữ ngoại tệ Lào tăng gấp đôi trong 6 tháng tài khóa 2014 (10/07/2014)

>   Chính phủ Myanmar mở cửa cho ngân hàng nước ngoài (29/06/2014)

>   BIDV được mở ngân hàng tại Myanmar (23/06/2014)

>   BIDV thỏa thuận hợp tác với ngân hàng Myanmar (09/06/2014)

>   Mỹ mở chi nhánh ngoại thương ở Myanmar để thúc đẩy quan hệ (06/06/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật