Thứ Ba, 25/11/2014 13:00

Giải mã những con số vượt kế hoạch năm trên sàn chứng khoán

Khi nguồn thu chính không bằng… “chơi” tài chính

Mang danh là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và rất ấn tượng với những con số lợi nhuận vượt xa kế hoạch năm, nhưng soi kỹ có thể thấy có những đơn vị đang đi lùi trong hoạt động chính, phần lớn lãi là nhờ lĩnh vực tài chính.

Việc kết quả kinh doanh ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ được xem là một tiêu chí đầu tư xác đáng cho cả nhà đầu tư (NĐT) ngắn hay trung dài hạn. Như một lẽ tự nhiên, lúc nào cũng xuất hiện những “con sóng” đầu tư vào nhóm cổ phiếu được đồn đoán có doanh thu/lợi nhuận tăng trưởng và đây luôn là những đề tài “nóng” cận kề “mùa báo cáo tài chính”.

Năm 2014, với sự hậu thuẫn tốt từ vĩ mô, bức tranh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp dường như đã khởi sắc hơn nhiều so với trước. Danh sách vượt kế hoạch năm liên tục tăng dần lên.

Tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 80 doanh nghiệp niêm yết công bố vượt kế hoạch năm, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực xây dựng và bất động sản, kế đến là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện và cuối cùng là nhóm vật liệu xây dựng.

Tuy nhiên, trong số đó, NĐT cần cẩn trọng xem xét kỹ khi ra quyết định đầu tư vào những doanh nghiệp có lãi ròng thay vì thu được từ mảng hoạt động chính lại chủ yếu đến từ hoạt động tài chính hay bán tài sản.

Nếu lợi nhuận của doanh nghiệp đến từ hoạt động kinh doanh chính như lượng sản xuất, tiêu thụ tăng lên, chi phí bán hàng giảm, kết quả đó mới bền vững. Còn đối với doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhờ biến động tỷ giá hay chuyển nhượng vốn công ty con thì chỉ mang tính ngắn hạn - Trưởng phòng phân tích đầu tư của một công ty chứng khoán tại TPHCM cho hay.

Chưa kể đến trường hợp doanh nghiệp tìm đến con đường bán tài sản để xoay dòng tiền cho hoạt động kinh doanh chính đang trên đà gặp khó.

Đầu tiên là trường hợp của Tập đoàn Hapaco (HOSE: HAP) – một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giấy và in ấn, qua 9 tháng đã ghi nhận hơn 30.8 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (LNTT), tức là vượt 3% so với kế hoạch lợi nhuận đề ra (30 tỷ đồng).

Khoản lãi này chủ yếu đến từ doanh thu hoạt động tài chính, khi thu về hơn 43 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận gộp qua 9 tháng chỉ gần 39 tỷ đồng. Được biết, doanh thu tài chính của HAP bao gồm lãi do thanh lý các khoản đầu tư xuất hiện trong quý 3 gần 22 tỷ đồng và lãi tiền gửi tính từ đầu năm đến nay cũng nhận được ngót ngét gần 20 tỷ đồng.

Soi kỹ BCTC quý 3/2014 của HAP, có thể thấy các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn gần 340 tỷ đồng đa phần đều là tiền gửi có kỳ hạn trên 3 tháng với lãi suất trung bình tầm 7.5%/năm. Còn về khoản đầu tư dài hạn khác gần 150 tỷ đồng thì chiếm phần lớn là tiền gửi kỳ hạn trên 2 năm (với gần 97 tỷ đồng).

Kế đến là trường hợp “bán con lấy tiền” của Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG) khi trong quý 3 đơn vị này chuyển nhượng một phần quyền sở hữu tại 3 công ty con là CTCP Phát triển nhà Hoàng Anh, Công ty TNHH Hoàng Anh Gia Lai Myanmar và Công ty TNHH Hoàng Anh Gia Lai - Bangkok và bán CTCP Thủy điện Hoàng Anh Đắk Bia giúp HAG ghi nhận doanh thu tài chính đạt hơn 925 tỷ đồng, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước.

Chính điều này đã tạo “lực đẩy” không ít giúp HAG trong 9 tháng đạt gần 1,600 tỷ đồng lãi ròng, vượt kế hoạch 9% (1,460 tỷ đồng). Nếu không có khoản thu tài chính này nhiều khả năng HAG phải “hụt hơi” mới có thể đạt được kế hoạch đặt ra trong năm nay, khi mảng đầu tư cho nông nghiệp chưa khởi sắc như mong đợi.

Kết quả kinh doanh nhóm doanh nghiệp vượt kế hoạch qua 9 tháng đầu năm 2014 chủ yếu nhờ nguồn thu tài chính (Đvt: Triệu đồng)

Một “ông lớn” của ngành điện là Nhiệt điện Phả Lại (HOSE: PPC), dù kinh doanh dưới giá vốn trong quý 3, nhưng nhờ khoản lãi ghi nhận do chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện hơn 250 tỷ đồng đã giúp lãi ròng đạt 338 tỷ đồng, cao gấp 3.4 lần cùng kỳ năm 2013.

Nhìn qua con số 9 tháng đầu năm thì càng ấn tượng hơn khi doanh thu tài chính ghi nhận gần 530 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận gộp chỉ khoảng 200 tỷ đồng, tức là 9 tháng qua, nghề “tay trái” của PPC làm ăn khấm khá và cao hơn gấp đôi nghề “tay phải”.

Theo BCTC hợp nhất quý 3 của PPC, số dư nợ vay của công ty mẹ theo hợp đồng vay dài hạn của EVN (vay tại hợp đồng vay vốn của JBIC) đến thời điểm 30/09/2014 là 25.06 tỷ JPY, tương ứng với tổng giá trị hơn 4,800 tỷ đồng. Việc đồng Yên Nhật giảm giá mạnh trong những tháng qua là nguyên nhân chính giúp PPC ghi nhận khoản “lộc” lớn từ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện.

Ở quy mô nhỏ hơn có hai đơn vị Petrolimex trên sàn Hà Nội là Xây Lắp III Petrolimex (PEN) Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex (PGT).

Riêng PEN, chỉ trong quý 1/2014, doanh thu tài chính đã đột biến lên gần 10 tỷ đồng, lũy kế qua 9 tháng đầu năm thu về 11.2 tỷ đồng. Trong khi đó, nghề “tay phải” cả 3 quý cũng chỉ thu về 10.6 tỷ đồng lợi nhuận gộp.

Còn PGT, trong khi lợi nhuận gộp chỉ lèo tèo vài trăm triệu qua các quý, đơn vị này “chơi” tài chính khá… đều tay khi quý nào cũng đều ghi nhận trên 1.2 tỷ đồng. Mặt khác, khoản lợi nhuận khác hơn 5 tỷ đồng từ việc thanh lý xe taxi cũ cũng đóng góp lớn vào LNTT (8.5 tỷ đồng) qua 9 tháng đầu năm của PGT.

Nhìn lại, tuy cả hai đơn vị đều vượt kế hoạch đề ra trong năm từ 30 đến 40% nhưng vẫn chưa đủ sức hấp dẫn dòng tiền, đặc biệt là dòng đầu cơ ngắn hạn theo lợi nhuận đột biến của doanh nghiệp.

Thêm một trường hợp vượt kế hoạch nhờ nguồn thu tài chính đột biến phải kể đến nữa như Sonadezi Long Thành (HOSE: SZL). Tuy nguồn thu từ hoạt động tài chính qua 9 tháng đầu năm đạt 21 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng có phần thấp hơn khi so sánh với lợi nhuận gộp (27 tỷ đồng). Nhưng có thể thấy đây chính là “lực đẩy” không thể thiếu giúp đơn vị này thu về hơn 29 tỷ đồng lãi ròng vượt kế hoạch năm gần 40% (25 tỷ đồng).

Ngoài việc ít dùng đến nợ vay, đáng chú ý hơn SZL còn dư dả tiền mặt để gửi ngân hàng trong suốt những năm qua. Theo BCTC gần nhất được công bố, các khoản tương đương tiền và đầu tư ngắn hạn (đa phần khoản tiền gửi kỳ hạn trên 3 tháng) đã “ngấm nghé” gần 350 tỷ đồng. Và đó cũng là nguyên nhân chính giúp khoản thu lãi tiền gửi ngân hàng, cổ tức nhận được từ đầu tư tài chính qua các quý của đơn vị này chiếm tỷ trọng không hề nhỏ trong lợi nhuận hoạt động kinh doanh. Đặc biệt hơn, có những quý doanh thu tài chính đôi khi còn “trội” hơn cả lợi nhuận gộp – tiền thu được từ “nghề tay phải” của SZL.

Đức Phương

Các tin tức khác

>   SFG: Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần thứ 4 (24/11/2014)

>   SFG: Bản cáo bạch công ty (24/11/2014)

>   Nhà Đà Nẵng đang đầu tư vào những dự án nào? (25/11/2014)

>   DAG: Đính chính BCTC HN quý 3.2014 (24/11/2014)

>   SFG: Điều lệ Công ty (24/11/2014)

>   HAI: Nghị quyết HĐQT về việc thông qua bộ hồ sơ chào bán cổ phiếu ra công chúng (24/11/2014)

>   HAI: Nghị quyết HĐQT về việc bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc và Thư ký HĐQT (24/11/2014)

>   HSG: 19/01 ĐHĐCĐ thường niên niên độ 2013-2014 (25/11/2014)

>   HAI: Giải thể văn phòng HĐQT (25/11/2014)

>   VIC: Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần 55 (24/11/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật