Thứ Hai, 10/11/2014 09:11

Doanh nghiệp tư nhân: Đi giữa "hai ngọn núi"

Từ lâu, các doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Việt Nam đã và đang đi giữa “hai ngọn núi”.

“Ngọn núi” thứ nhất là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Đây là lực lượng tuy số lượng không nhiều bằng các DNTN nhưng lại chiếm tới 70% nguồn lực về vốn, đất đai của toàn xã hội, đã và đang được hưởng những biệt lệ như được giao đất, không thu tiền sử dụng đất; vay vốn của NHTM không phải thế chấp tài sản; được nhà nước vay vốn nước ngoài, cho vay lại hoặc bảo lãnh khi vay vốn nước ngoài; được khoanh nợ, xóa nợ; chiếm lĩnh những thị trường đầy tiềm năng và thị trường độc quyền; được nhà nước trả thay khi nợ đến hạn nhưng không có khả năng trả…

“Ngọn núi” thứ hai là các DN FDI vượt trội hơn hẳn so với các DNTN Việt Nam về vốn, công nghệ và kỹ năng quản trị doanh nghiệp. Hơn nữa, với chính sách “trải thảm đỏ” đón các nhà đầu tư nước ngoài, DN FDI cũng được khá nhiều ưu đãi và được tạo điều kiện thuận lợi hơn nhiều về thủ tục trong đầu tư, kinh doanh.

Đi giữa “hai ngọn núi” to lớn đó, các DNTN Việt Nam trở thành “tý hon”.

Chính sách hỗ trợ cho những người “tý hon” này được ban hành rất nhiều, nhưng tiếc thay, chưa thực sự đi vào cuộc sống. Hơn thế, những thủ tục hành chính nhiêu khê, phiền hà, thái độ sách nhiễu, tham nhũng của một bộ phận cán bộ, công chức chủ yếu nhằm vào các DNTN. Và do thế yếu, DNTN ít khi dám tố cáo những hành vi đó với cơ quan pháp luật…

Thực tế, Việt Nam đã có DNTN khá mạnh, nhưng cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay, như Vingroup (VIC), Hoàng Anh Gia Lai (HAG), FPT, Thành Thành Công (ThanhThanhCong)… Vậy, làm gì và làm thế nào để xóa bỏ tình trạng DNTN đi giữa “hai ngọn núi”? Nếu không có câu trả lời thỏa đáng, DNTN Việt Nam sẽ mãi mãi “nhỏ và yếu”, mục tiêu huy động thật nhiều nguồn lực trong nhân dân để xây dựng đất nước và phấn đấu để Việt Nam có những tập đoàn kinh tế tư nhân sánh ngang với Toyota, Hyundai, Samsung, IBM... mãi mãi xa vời!

Tái cấu trúc DNNN là chủ trương đúng nhằm tạo ra sự bình đẳng giữa các DN trên thương trường, từ đó xây dựng được một lực lượng DN Việt Nam lớn mạnh, song hành với các DN FDI trong phát triển kinh tế. Tái cấu trúc DNNN được đặt ra đến nay đã bốn năm, tiến trình đó vẫn… ì ạch. Và, sẽ không thay đổi được gì khi DNNN được cổ phần hóa nhưng nhà nước vẫn nắm giữ tới 65%, thậm chí trên 90% vốn điều lệ.

Hỗ trợ thực sự cho các DNTN Việt Nam lớn mạnh là vấn đề bức thiết. Nhưng để điều đó trở thành hiện thực, khó lắm thay!

Luật gia Vũ Xuân Tiền

công thương

Các tin tức khác

>   Mở cửa hội nhập: DN gỗ nguy cơ “vuột” mất ưu đãi TPP (10/11/2014)

>   Sản xuất linh kiện: DN Việt khó chen chân (10/11/2014)

>   Doanh nghiệp Italy ngày càng quan tâm đến thị trường Việt Nam (09/11/2014)

>   Hỗ trợ nông dân chuyển đổi VietGAP nuôi trồng thủy sản (09/11/2014)

>   Việt Nam tham gia Hội nghị kinh tế Nam Âu-Địa Trung Hải (09/11/2014)

>   Hóa giải thách thức nguyên phụ liệu da giày (09/11/2014)

>   Đầu tư của Nhật “xoay trục” (09/11/2014)

>   Nhập siêu trở lại: Do đâu? (09/11/2014)

>   TMĐT: Thị trường các tỉnh tăng nhanh (09/11/2014)

>   Điều chưa rõ ràng ở hai dự thảo luật (09/11/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật