Thứ Năm, 06/11/2014 15:57

Doanh nghiệp nông nghiệp xây dựng chuỗi giá trị được vay 7.300 tỉ đồng

Sau ba đợt ký kết hợp đồng tín dụng trong chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp (sản xuất theo chuỗi giá trị) của Chính phủ, các ngân hàng thương mại đã cam kết cho gần 40 doanh nghiệp vay với số tiền 7.320 tỉ đồng.

* Doanh nghiệp nông nghiệp đang “khát” vốn

* Nông nghiệp thông minh: Ý tưởng nhiều hơn thực tiễn?

Lễ ký kết chương trình cho vay thí điểm phát triển sản xuất nông nghiệp hôm 5-11.

Hôm qua (5-11), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã chứng kiến lễ ký kết hợp đồng tín dụng đợt 3 giữa các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp.

Theo đó, tiếp tục có 27 doanh nghiệp ở 6 tỉnh/thành, gồm Sóc Trăng, Tiền Giang, Hải Phòng, Đà Nẵng, Ninh Thuận và Thanh Hóa được phê duyệt vay vốn với số tiền hơn 4.600 tỉ đồng.

Như vậy, nếu tính chung cả hai lần trước đó, thì chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp (theo Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 5-3-2014) đã được các ngân hàng thương mại phê duyệt cho gần 40 doanh nghiệp vay với tổng số vốn 7.320 tỉ đồng

Nói về chương trình này, ông Bình cho rằng đây là chương trình hết sức cần thiết để thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông thôn. Theo ông, thời gian tới, các ngân hàng thương mại sẽ triển khai tiếp chương trình thí điểm để ngày càng có nhiều hơn nữa doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn.

Theo Nghị quyết số 14 của Chính phủ, đối tượng được vay vốn là các doanh nghiệp có thực hiện ký kết hợp đồng liên kết trong sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp; các doanh nghiệp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; các hộ nông dân, hợp tác xã đại diện cho nông dân thực hiện ký kết hợp đồng liên kết theo chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với các doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt gắn với các dự án liên kết cụ thể.

Về lãi suất cho vay, đối với các dự án vay ngắn hạn, lãi suất tối đa là 7%/năm; trung hạn là 10%/năm và dài hạn là 10,5%/năm. Thời hạn cho vay do ngân hàng thương mại và khách hàng thỏa thuận, phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay và quy định của pháp luật.

Về tài sản bảo đảm cho khoản vay, ngân hàng thương mại quyết định việc cho vay có bảo đảm hay không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật. Trường hợp khách hàng không đủ tài sản đảm bảo khoản vay mà ngân hàng thương mại kiểm soát được dòng tiền theo chuỗi liên kết thì có thể xem xét áp dụng cho vay không có tài sản đảm bảo.

Mức cho vay do ngân hàng thương mại và khách hàng thỏa thuận trên cơ sở nhu cầu vay vốn đã được UBND tỉnh/thành đề xuất nhưng tối đa chỉ bằng 70% giá trị của phương án/dự án vay vốn phục vụ cho các mô hình sản xuất.

Thời gian thực hiện cho vay thí điểm theo chương trình này là 2 năm. Những dự án được chấp thuận cho vay thí điểm nhưng có thời hạn vay vượt quá thời gian thí điểm vẫn được tiếp tục thực hiện các nội dung đã ký kết với ngân hàng thương mại cho đến khi thanh lý hợp đồng tín dụng.

Trung Chánh

tbktsg

Các tin tức khác

>   VietinBank được nâng xếp hạng tín nhiệm (06/11/2014)

>   NamABank: 9 tháng lãi hơn 130 tỷ đồng (06/11/2014)

>   ​Tiền tiết kiệm “bốc hơi” sau 30 năm (06/11/2014)

>   ​Tái cấu trúc ngành ngân hàng: Nỗi lo mới! (06/11/2014)

>   Tài sản đảm bảo nợ cho vay nông nghiệp sẽ mở hơn (06/11/2014)

>   “Điều kỳ lạ” của doanh nghiệp đang thay đổi (06/11/2014)

>   VIB: Lãi trước thuế 9 tháng đạt 234 tỷ đồng (05/11/2014)

>   2,2 triệu tỷ tiền tiết kiệm được bảo hiểm (05/11/2014)

>   Standard Chartered Việt Nam vẫn hoạt động bình thường (05/11/2014)

>   Lãi suất vẫn là gánh nặng (04/11/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật