Thứ Ba, 18/11/2014 09:29

Có “bàn tay” của VHG, cổ phiếu SRC tăng vọt gấp rưỡi sau kỳ ngủ đông?

Cổ phiếu SRC của CTCP Cao su Sao Vàng (HOSE: SRC) bất ngờ tăng vọt 50% chỉ trong vòng 1 tháng sau khoảng thời gian khá dài nằm trong trạng thái đi ngang, điều gì ẩn chứa sau con sóng lớn này?

Biểu đồ giá cổ phiếu SRC trong vòng 1 năm qua

SCR là cổ phiếu thuộc nhóm ngành sản xuất sản phẩm từ nhựa và cao su, một nhóm khá bảo thủ và an toàn. Trong vòng 3 năm trở lại đây, biểu đồ giá của SRC cho thấy 4 con sóng, mỗi con sóng kéo dài hơn 1 tháng và sau mỗi con sóng là chuỗi ngày đi ngang trong sự lo âu sốt ruột của nhà đầu tư.

Khoảng 1 tháng gần đây, nhà đầu tư dễ dàng nhận thấy cổ phiếu SRC lại xuất hiện một con sóng nữa, con sóng này lớn và mạnh hơn bất kỳ con sóng nào trước đây bởi không chỉ tăng vượt trội về giá mà còn tăng mạnh cả khối lượng giao dịch. Quả thật, chỉ từ đầu tháng 10 đến nay, cổ phiếu SRC đã tăng gấp rưỡi từ 28,000 lên 42,500 đồng với khối lượng giao dịch 250,000 đơn vị/phiên dù trước đó liên tục đi ngang với thanh khoản cực thấp.

Theo thống kê giao dịch cổ phiếu SRC của Vietstock, trong vòng 1 tháng trở lại đây, CTCP Đầu tư Cao su Quảng Nam (HOSE: VHG) liên tục là cái tên đăng ký mua vào. Cụ thể, ngày 21/10 VHG thông báo trở thành cổ đông lớn SRC với tỷ lệ nắm giữ 5.5% vốn, ngay sau đó lại thông báo nâng tỷ lệ sở hữu lên 7.38% vốn, rồi lên 12.26% và mới đây nhất tỷ lệ này đã lên đến 14.09% ứng với 2.6 triệu cp.

Xét trong khoảng thời gian bắt đầu con sóng, bình quân mỗi phiên giao dịch có 250,000 cổ phiếu SRC được trao tay, qua đó có thể dễ dàng nhẩm ra, riêng giao dịch mua của VHG đã chiếm 35% tổng khối lượng khớp lệnh cổ phiếu SRC.

Động thái gom mua cổ phiếu SRC gần đây của VHG nhằm mục đích thâu tóm. ĐHĐCĐ bất thường 2014 vừa mới diễn ra cuối tuần qua đã chính thức hé lộ mục tiêu này, VHG đã thông qua kế hoạch bành trướng trong lĩnh vực cao su thiên nhiên khá táo bạo. Trong đó có một nội dung đáng lưu ý là mua và sở hữu cổ phần công ty về sản xuất cao su có hiệu quả tốt để trở thành đơn vị liên kết từ 20-35%, công ty về sản xuất cao su VHG nhắm đến chính là Cao su Sao Vàng. Dự kiến cuối năm 2014, VHG sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại SRC lên 20-25% vốn.

Ngoài ra, VHG còn có kế hoạch mua và tiến tới sở hữu chi phối 2 công ty đang có diện tích trồng và thu hoạch cao su tự nhiên. Xây dựng 2 nhà máy chế biến, sản xuất sâu mủ cao su tại khu vực Tây Nguyên và Quảng Nam theo hướng liên doanh liên kết, trong đó VHG sở hữu 51-65%.

Nhắc lại, trong cơ cấu cổ đông của SRC, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đang là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 51% vốn.

Điểm “hút khách” của SRC trong ngành cao su

Đối với các doanh nghiệp trồng cây cao su thiên nhiên, đầu ra chính là sản phẩm thô từ cây cao su, cho nên khi giá cao su liên tục giảm thì lợi nhuận các doanh nghiệp này cũng teo top dần. Riêng với các đơn vị sản xuất săm, lốp, chuyên sản xuất các sản phẩm từ cao su như SRC, CSM hay DRC thì sản phẩm thô từ cây sao su lại là nguyên vật liệu đầu vào cho nên giá cao su giảm chính là một lợi thế giúp duy trì lợi nhuận trong bối cảnh kinh tế khó khăn, ngành công nghiệp ô tô thế giới tăng trưởng chậm lại. 

Ngoài lực cầu lớn từ VHG giúp kích thích giao dịch cổ phiếu SRC thì còn một cơ sở cho đà tăng của cổ phiếu này: Sức hút nền tảng cơ bản về hoạt động. SRC là đơn vị sản xuất các sản phẩm về cao su, xăm lốp các loại, vốn được hưởng lợi từ việc giá cao su thiên nhiên giảm sâu liên tục nhiều năm qua. Cụ thể, Cao su Sao Vàng có đặc thù là tỷ trọng nguyên vật liệu đầu vào chiếm đến 70-75% giá thành sản phẩm, trong đó chủ yếu là cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp, vải mành, than đen, thép tanh, hóa chất các loại và chất độn; riêng cao su thiên nhiên nguồn cung trong nước còn các nguyên vật liệu khác phần nhiều là nhập khẩu.

Có thể nói sự đìu hiu gần đây của của ngành trồng cây cao su thiên nhiên dưới sức ảnh hưởng của giá cao su thiên nhiên giảm mạnh càng tạo nên sự khác biệt cho SRC và khiến cổ phiếu này càng hút khách hơn. Cụ thể, trong khi lợi nhuận các doanh nghiệp trồng cây cao su thiên nhiên ngày càng teo tóp dần, “nguồn sống” gần như phải dựa vào các hoạt động tài chính, hoạt động khác, còn hoạt động sản xuất cao su đã phải chịu thua lỗ bởi giá bán thấp hơn giá thành. Ngược lại, kết quả kinh doanh của SRC bao năm qua đều tương đối tốt, doanh thu vào khoảng ngàn tỷ và lợi nhuận đều đặn 50 tỷ đồng mỗi năm. Trong 9 tháng đầu năm, SRC ghi nhận doanh thu 738 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế 60 tỷ đồng; tăng trưởng 16%.

Kết quả kinh doanh SRC 4 năm qua (2010-2013)

Dẫu vậy, gần đây đơn vị có một mối lo là xu hướng tiêu dùng lốp Radial tăng lên làm giảm khả năng cạnh tranh sản phẩm săm lốp của SRC, kéo theo sản lượng tiêu thụ giảm sút. Đây là yếu tố khiến doanh thu SRC gần như chững lại.

Xem thêm:

* ĐHĐCĐ bất thường VHG: Tham vọng bành trướng quy mô và thâu tóm DN cao su thiên nhiên

* Cổ phiếu cao su thiên nhiên: Đến thời cực chẳng đã!

Mỹ Hà

Các tin tức khác

>   Danh sách các Công ty Niêm yết đã nộp BCTC quý 3 năm 2014 (18/11/2014)

>   TCO: ĐHĐCĐ bất thường bàn việc phát hành hơn 5 triệu cp (18/11/2014)

>   VID: BCTC TH Q3-2014 (17/11/2014)

>   VID: BCTC VP Q3-2014 (17/11/2014)

>   STT: Nợ ngắn hạn bằng tổng tài sản ngắn hạn, 9 tháng lỗ 6.6 tỷ đồng (18/11/2014)

>   STT: BCTC CTY MẸ Q3-2014 (17/11/2014)

>   PAC: Lãi trước thuế 9 tháng 65 tỷ đồng, đạt 73% kế hoạch năm (19/11/2014)

>   ITD: BCTC RIÊNG Q3-2014 (17/11/2014)

>   DPR: BCTC HN quý 3.2014 (17/11/2014)

>   TBC: Đính chính Lưu Chuyển Tiền tệ Q3-2014 (17/11/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật