Thứ Ba, 25/11/2014 09:13

“Bật mí” thương hiệu sản phẩm mì gói mới của Kinh Đô

Với tham vọng tiến vào top 3 thị trường mì gói và chiếm thị phần 10% trong vòng 3 năm tới, CTCP Kinh Đô (HOSE: KDC) đã hiện thực hóa kế hoạch của mình khi “bật mí” sự ra đời của sản phẩm mới: Mì gói “Đại gia đình”!

Cuộc chiến mì gói tại thị trường Việt Nam hứa hẹn sẽ hấp dẫn và cạnh tranh hơn, theo đó cũng mang lại nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng khi có mặt của mì gói “Đại gia đình”. Sản phẩm chính thức lên kệ vào cuối tháng 11/2014 này.

Mì gói Đại gia đình mang thương hiệu KI DO

Trong những ngày tất bật chuẩn bị cho việc “trình làng” dòng sản phẩm trong ngành hàng mới, trao đổi cùng người viết, đại diện Kinh Đô cho biết, sản phẩm mì gói mới với tên gọi “Đại gia đình” mang thương hiệu KI DO, công ty thành viên của Kinh Đô, sẽ chính thức lên kệ vào cuối tháng 11/2014.

“Bật mí” về sản phẩm, vị này cho biết mì gói của Kinh Đô được làm từ các nguyên liệu chọn lọc trong nước và dầu chiên mì cũng được kiểm soát rất chặt chẽ. “Đại gia đình” có hương vị truyền thống với các nguyên liệu đặc trưng trong những món ăn của người Việt như Tôm Hải Sản Chua Cay, Bò Sa Tế Hành, Thịt Bằm Hành Phi, Lẩu Riêu Cua, Lẩu Canh Chua Cá.


Sản phẩm mì gói mới của Kinh Đô

Các sản phẩm của Kinh Đô sẽ tấn công 3 phân khúc chính bao gồm phổ thông, cao cấp và siêu cao cấp (mì ly/mì tô) với các sản phẩm giá 3,500 đồng, 6,000đồng và 10,000đồng/gói. Trong đó, đối tượng hướng đến trong phân khúc phổ thông sẽ có nhu cầu về năng lượng, ăn no như công nhân, học sinh, sinh viên, người lao động; phân khúc cao cấp gồm hộ gia đình, nhân viên văn phòng, sinh viên – phục vụ nhu cầu ăn no và ngon và siêu cao cấp phục vụ cho các đối tượng muốn ăn no, ăn ngon và tiện dụng như hộ gia đình và nhân viên văn phòng.

“Đại gia đình” là thành quả bước đầu cho quá trình hợp tác giữa Kinh Đô và Sài Gòn Vewong, đơn vị gắn liền với thương hiệu mì A-One. Với sự lựa chọn của mình, KDC cho biết đây là công ty có công nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Sự kết hợp giữa thế mạnh về sản xuất, nghiên cứu phát triển sản phẩm (R&D) của Saigon Vewong với kinh nghiệm cũng như lợi thế trong việc phát triển ngành hàng, phân phối, quảng bá sản phẩm của KDC được kỳ vọng sẽ đưa “Đại gia đình” tiến sâu hơn vào thị trường mì gói, làm bàn đạp để Kinh Đô bước tiếp vào ngành hàng nước chấm và gia vị.

Được biết, trong giai đoạn 1 của sự hợp tác, Saigon Vewong sẽ chịu trách nhiệm phát triển và sản xuất sản phẩm mang thương hiệu Kinh Đô, còn Kinh Đô sẽ nhận phần quảng bá và phân phối sản phẩm. Các giai đoạn tiếp theo, Kinh Đô sẽ xem xét đến việc hợp tác sâu rộng hơn, mở rộng thêm nhiều mặt hàng mà Saigon Vewong đang có lợi thế như nước chấm, gia vị.

Trước đó, khoảng giữa năm, tại kỳ ĐHĐCĐ thường niên 2014 của KDC, ông Trần Kim Thành – Chủ tịch HĐQT cho biết danh mục sản phẩm bánh kẹo hiện nay của công ty chỉ đến người tiêu dùng vào bữa sáng, ăn nhẹ/lúc uống trà và dùng khi tráng miệng. Còn lại một phần lớn thời gian tiêu thụ bị bỏ qua, bao gồm các bữa ăn chính (ăn trưa và ăn tối). Và để có thể lấp đầy khoảng thời gian tiêu thụ sản phẩm trong ngày, KDC đã vạch ra chiến lược đa dạng hóa, mở rộng danh mục sản phẩm sang thị trường dầu ăn, mì gói – gia vị và cà phê mà trước mắt là sự ra đời của sản phẩm mì gói mới.

Khoảng thời gian tiêu dùng trong ngày các mặt hàng của Kinh Đô 

* KDC sẽ nâng sở hữu Vocarimex lên trên 51%

* Mondelēz sẽ đầu tư 7,864 tỷ, ôm trọn 80% mảng bánh kẹo của Kinh Đô

* Thông qua M&A, Kinh Đô bước nhanh vào lĩnh vực Dầu ăn, Mì gói-Gia vị và Café

* Trực tuyến ĐHĐCĐ KDC: Hợp tác với Vocarimex và PhinDeli

Chiếm 10% thị phần mì gói trong 3 năm tới

Khi KDC công bố tham gia vào thị trường mì gói, đã có nhiều ý kiến cảnh báo ngành hàng này vốn cạnh tranh rất khốc liệt với những thương hiệu “tai to mặt lớn” đã được người tiêu dùng biết đến từ lâu, và để có thể tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trong làng mì gói là điều không phải dễ dàng. Trong đó, theo thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền thế giới, thị phần mì ăn liền Việt Nam phần lớn đang thuộc về Vina Acecook (52%), Masan (17%), Asia Foods (12%). Còn các thương hiệu như Vifon, Saigon Vewong (Aone), Colusa - Miliket... chiếm từ 2-5% thị phần, khảo sát của Euromonitor cho biết.

Tuy nhiên, có thể thấy, thị trường này vẫn còn rất nhiều tiềm năng và dư địa. Quy mô thị trường mì gói tại Việt Nam đạt hơn 22,340 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng trong nhiều năm trên 20%/năm. Mặc dù tốc độ tăng trưởng vài năm gần đây có chậm lại nhưng vẫn là ngành hàng phát triển tốt tại Việt Nam. Đặc biệt, theo Hiệp hội mì ăn liền thế giới (World Instant Noodles Association), nhu cầu tiêu thụ mì tại Việt Nam đứng thứ 4 trên toàn thế giới với 5.2 tỷ gói mì.

Cùng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn có những lợi thế về phát triển ngành hàng, phân phối và thương hiệu. Trong cuộc chiến mì gói này, Kinh Đô tự tin vào cho biết công ty đặt mục tiêu tiến vào top 3 thị trường với thị phần 10% trong vòng 3 năm tới.

Chia sẻ thêm về mục tiêu và giải pháp để lọt vào top 3 của ngành hàng, đại diện từ Kinh Đô cho biết sẽ thâm nhập vào các phân khúc có dung lượng thị trường lớn. Ba phân khúc mì mà Tập đoàn chọn chiếm đến 75% thị phần trên thị trường hiện nay. Như vậy, quy mô thị trường mà KDC hướng đến là rất lớn. Quan trọng hơn nữa, việc phát triển nhanh ngành mì còn có ý nghĩa tạo tiền đề vững chắc cho công ty tiếp tục đưa các ngành hàng khác vào hệ thống. Vì vậy, ngoài sứ mệnh tạo ra doanh thu và lợi nhuận, ngành mì còn có ý nghĩa quan trọng hơn là đặt viên gạch nền tảng cho việc triển khai chiến lược của công ty trong giai đoạn mới, đại diện của KDC cho biết. KDC định hướng sẽ đạt 1,000-2,500 tỷ đồng doanh thu đóng góp riêng từ mảng mì gói.

Theo nhận định của Chứng khoán Bản Việt (VCSC), biên lợi nhuận gộp ngành hàng mì gói của KDC sẽ đạt từ 20-25%. Nếu hoàn tất quá trình tham gia vào các ngành hàng mới, hoạt động của KDC sẽ có nhiều nét tương đồng với một doanh nghiệp khác niêm yết trên sàn là Masan (HOSE: MSN). Tập đoàn này đang đạt sự tăng trưởng mạnh mẽ với sự thành công trong ngành hàng gia vị, thực phẩm tiện lợi và đồ uống, trong đó có mì ăn liền tại phân khúc cao cấp và phổ thông. Theo VCSC, điều này cũng cho thấy về tiềm năng tăng trưởng trong mảng mì gói tại Việt Nam còn rất nhiều, tuy nhiên KDC sẽ phải có chiến lược để có thể cạnh tranh được trong cuộc chiến có nhiều đối thủ đáng gờm này.

Hiện tại, Tập đoàn Kinh Đô vẫn đang trong giai đoạn tái cấu trúc các mảng hoạt động. Theo đó, hoạt động của Kinh Đô sẽ tập trung vào lĩnh vực thực phẩm và các sản phẩm thiết yếu (Food & Flavor). KDC đang hướng đến đa dạng hóa danh mục sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng trong suốt cả ngày. Để có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của Tập đoàn, Kinh Đô thực hiện chiến lược M&A cùng ngành và liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài.

Diện mạo mới của Kinh Đô

KDC sẽ thực hiện tái cấu trúc thành 6 mảng kinh doanh chính, chuyển lĩnh vực kinh doanh bánh kẹo sang Kinh Đô Bình Dương – BKD (trong đó có Công ty TNHH MTV Kinh Đô Miền Bắc - NKD), kem - sữa chua (Kido), mì gói (Saigon Vewong), dầu ăn (Vocarimex), cà phê (PhinDeli) và Kinh Đô Bakery

Minh Hằng

Các tin tức khác

>   VCF: Phê duyệt thành lập chi nhánh công ty tại MSI (24/11/2014)

>   LTC: Báo cáo tài chính quý 3/2014 (24/11/2014)

>   LTC: Báo cáo tài chính quý 3/2014 (công ty mẹ) (24/11/2014)

>   SLS: Giải trình Báo cáo tài chính quý 3/2014 (24/11/2014)

>   VTL: Ý kiến ngoại trừ của kiểm toán về BCTC riêng soát xét 6 tháng đầu năm 2014 (từ 01/4/2014 đến 30/9/2014) (24/11/2014)

>   VTL: Ý kiến ngoại trừ của kiểm toán về BCTC hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2014 (từ 01/4/2014 đến 30/9/2014) (24/11/2014)

>   SAM: Khẳng định không bán dự án Tuyền Lâm và cổ phiếu SAM (24/11/2014)

>   ASIAGF: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng trong kỳ từ ngày 13/11/2014 đến 20/11/2014 (24/11/2014)

>   DAG: Giải trình sai sót trong BCTC quý 3.2014 (24/11/2014)

>   DVC: Nghị quyết Hội đồng quản trị (24/11/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật