Thứ Tư, 15/10/2014 10:42

Việt Nam thua Lào, Campuchia: Điều đương nhiên vì...

Nếu cứ phát triển như hiện nay, VN không chỉ thua Lào mà còn thua cả Campuchia, Myanma đó là điều đương nhiên.

* Thu nhập người Việt sắp bị Lào, Campuchia vượt qua

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đưa ra khảo sát GDP bình quân đầu người năm 2013 của VN là 1.910 USD/người chỉ cao hơn Lào hơn 300USD/người và 900USD so với Campuchia. Thứ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng phải thừa nhận "Nếu vẫn phát triển như hiện nay, các nước này chỉ mất 3-5 năm tới là vượt mình".

Chia sẻ quan điểm cá nhân PGS-TS. Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại cho rằng: "Cảnh báo VN thua Lào và Campuchia đã dần thành hiện thực, đặc biệt trong bối cảnh, nhiều chuyên gia khẳng định, Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình".

Thua Lào và Campuchia là hiển nhiên

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế Việt Nam là hiển nhiên, điều này đã được cảnh báo từ trước đó cả chục năm nhưng không ai làm gì, không ai thay đổi.

Đó là cả một quá trình phát triển mà VN đã bộc lộ nhiều yếu điểm. Biểu hiện đầu tiên là tốc độ tăng trưởng ngày càng chậm lại, lên ít nhưng xuống rất nhiều. Tốc độ tăng trưởng GDP ngày càng thấp, DN phá sản, tín dụng ngân hàng không tăng trưởng được; nợ xấu, sở hữu chéo chưa được khắc phục.

Từ những yếu tố như vậy phải nhìn thêm gánh nặng nợ công ngày càng tăng, bội chi lớn… Tăng trưởng nền kinh tế phải dựa vào khu vực sản xuất, khu vực làm ra nhiều của cải, đóng góp cho tăng trưởng GDP lại ngày càng bị lụi bại, trong khi Lào và Campuchia họ vẫn luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng 7%/năm thì VN cứ lẹt đẹt 5%/năm.

"Đã có lần tôi nói, nếu cứ như hiện nay VN không chỉ thua Lào mà còn thua cả Campuchia, Myanmar. Đó là điều đương nhiên", PGS.TS Nguyễn Văn Nam nói.

Ông Nam cho rằng, từ chỗ nền kinh tế không phát triển nó sẽ kéo theo sự đi xuống về mọi mặt từ GDP được cho là sắp thấp hơn Lào và Campuchia, Việt Nam đang bị đánh giá thấp về năng lực sáng tạo của nền kinh tế thua Lào, tăng trưởng nền kinh tế, thu hút FDI, công nghiệp ô tô, thậm chí nông nghiệp như lúa gạo... đang thua kém Campuchia. Đây là hệ quả của chính sách trì trệ, không chịu thay đổi.

Cùng quan điểm, GS Võ Đại Lược- Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu KTTƯ cũng không tỏ ra bất ngờ trước dự báo VN sẽ thua Lào và Campuchia.

Một lẽ thông thường người ta luôn nhìn VN phải hơn Lào và Cam nhưng thực tế hiện nay lại đang thua kém, rõ nhất là tốc độ tăng trưởng của Lào và Campuchia đang vượt VN. GS Võ Đại Lược cho rằng. từ tốc độ tăng trưởng bị thua đương nhiên sẽ thua kém về những lĩnh vực khác.

"Cứ nhìn vào sự tăng trưởng liên tục của Lào 7%/năm, VN tăng trưởng không vượt được 6%, thậm chí các chỉ số về năng lực sang tạo, môi trường sản xuất cũng đều bị đánh giá thấp hơn Lào và Campuchia… Nếu không có đổi mới, tiếp tục trì trệ như thế này thì việc Lào và Cam vượt mặt VN là điều dễ hiểu", vị GS này nói.

Tăng trưởng không bền vững

Đi vào phân tích cụ thể, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thương mại PGS.TS Nguyễn Văn Nam cho biết, nền kinh tế hiện nay không ngành nào không sa sút.

Ngành công nghiệp sản xuất ô tô của VN, sau 30 năm công nghiệp hóa tỉ lệ nội địa hóa cũng chỉ đạt 6-7%.

Chính sách điều hành, quản lý còn nặng tư duy bao cấp, cơ chế xin cho, VN chưa có được nền kinh tế thị trường đúng nghĩa. Đáng nói, cách thức tăng trưởng của VN không bền vững, chủ yếu dựa vào đào và bán, không dựa vào khu vực sản xuất mà ngược lại còn phải nuôi dưỡng những DNNN vốn được cho là ốm yếu, không hiệu quả.

Mặc dù được biệt đãi về phương diện tiếp cận nguồn lực, đồng thời trong nhiều trường hợp được hưởng vị thế độc quyền trên thị trường nội địa, cũng là khu vcc chiếm nhiều nguồn lực của quốc gia (gần 70%) nhưng đóng góp của khu vực DNNN cho nền kinh tế lại rất hạn chế (khoảng 30%), không những thế lại đang trên đà đi xuống. Nếu tiếp tục tập trung nguồn lực vào khu vực DNNN kinh tế sẽ chỉ đi xuống.

Trong khi đó, tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm đang được xem là yếu tố cản trở, kìm hãm nền kinh tế lại không được giải quyết dứt điểm.

PGS.TS Nguyễn Văn Nam cho rằng, nhìn lại, không có nước nào như VN tỉnh nào cũng có sân bay, cảng nước sâu trong khi đường xá trọng điểm thì xuống cấp, lún nứt nhưng lại đổ tiền làm những đường mang tính khu vực. Lao động giá rẻ đang dần không còn là lợi thế, DN nước ngoài có biểu hiện rút dần khỏi VN.

Cùng với đó, khâu quản lý nhà nước đang bộ lộ nhiều yếu kém, bộ máy quản lý ngày càng phình to nhưng hiệu quả không rõ nét. Nếu cứ mãi quẩn quanh trong vòng kim cô đó mà không thoát được VN chỉ có nước đành chấp nhận chịu thua Lào và Campuchia.

GS Võ Đại Lược khẳng định, để cải thiện được tình hình trong bối cảnh hiện nay bắt buộc VN phải đổi mới mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Nhất là khi VN gần như cầm chắc sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, nếu không quyết tâm VN sẽ để mất cơ hội thay đổi.

Lam Lam

đất việt

Các tin tức khác

>   Nhiên liệu sinh học theo công nghệ Việt Nam được bán tại Lào (14/10/2014)

>   Myanmar lần đầu có KFC (14/10/2014)

>   Cơn sốt điện thoại di động ở Myanmar (26/09/2014)

>   Dược Hậu Giang dừng đầu tư dự án 91 tỷ tại Myanmar (22/09/2014)

>   Lào xây đập Don Sahong: Điều Việt Nam cần là... (16/09/2014)

>   Việt Nam tiếp tục nằm trong tốp 3 dẫn đầu về đầu tư vào Lào (15/09/2014)

>   VN-Campuchia quyết nâng kim ngạch thương mại lên 5 tỷ USD (12/09/2014)

>   Các nước ACMECS nỗ lực thực hiện "thị thực chung" (11/09/2014)

>   Chuyện nhà giàu ở Myanmar (09/09/2014)

>   Sở hữu trí tuệ và thương hiệu cho Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam (08/09/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật