Thứ Năm, 30/10/2014 17:44

Vì sao chứng khoán châu Á sẽ phục hồi vào cuối năm?

Goldman Sachs cho rằng các thị trường chứng khoán châu Á có lẽ đã chịu nhiều tổn thất trong đợt bán tháo gần đây nhưng chính điều này có thể giúp các thị trường khu vực phục hồi mạnh vào cuối năm.

* Fed chính thức tuyên bố chấm dứt hoàn toàn QE3

 

Trong báo cáo công bố ngày thứ Tư (29/10), Goldman cho biết: “Các TTCK châu Á đã phục hồi nhưng chưa thể khôi phục toàn bộ giá trị đã mất gần đây và dường như sắp có thể bù đắp được sự chênh lệch này”.

Trong khi S&P 500 đã phục hồi tới 95% và Stoxx Europe 600 cũng tăng vọt 64% so với đà sụt giảm gần đây, thì MSCI châu Á – Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) chỉ tăng 32%. Goldman cho biết thêm, chỉ số này đã giảm 10%, từ mức cao nhất trong năm nay xác lập ngày 03/09 xuống mức đáy xác lập hôm 16/10, trước khi phục hồi chỉ 3%.

Theo đó, ngân hàng này duy trì mức dự báo cuối năm đối với MSCI châu Á – Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) ở mức 500 điểm, cao hơn so mức hiện tại là khoảng 482 điểm.

Theo Goldman, định giá tại châu Á ngày càng trở nên hấp dẫn hơn với P/E đang giảm về mức 15.6 lần, nhỉnh hơn so mức bình quân dài hạn nhưng lại thấp hơn so tỷ lệ gần đây là 17 lần.

Trong một báo cáo riêng biệt, Credit Suisse cũng cho biết hiện chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương đang giao dịch với P/E forward 12.2 lần, thấp hơn mức bình quân 5 năm là 12.5 lần.

Theo Credit Suisse, hiện TTCK Indonesia đang giao dịch với P/E forward là 14.3 lần, cao hơn so mức bình quân 5 năm là 13.5 lần trong khi P/E forward của TTCK Ấn Độ là 16.1 lần, cũng cao hơn so mức bình quân 5 năm là 14.6 lần.

Trong khi đó, số liệu từ Jefferies cho thấy nhà đầu tư nước ngoài đã rút tổng cộng 14.6 tỷ USD khỏi các quỹ tương hỗ và quỹ hoán đổi danh mục (ETF) châu Á – Thái Bình Dương trong 4 tuần vừa qua. Trong khi đó, các nhà đầu tư còn lại cũng rút 2.39 tỷ USD.

Ngoài ra, Goldman còn cho biết dù triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp châu Á không được ấn tượng cho lắm nhưng đủ để hỗ trợ đà phục hồi của các thị trường khu vực vào cuối năm.

Ngân hàng này cho biết, với khoảng 25% doanh nghiệp thuộc chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) đã công bố kết quả kinh doanh quý 3, lợi nhuận 9 tháng đầu năm đã hoàn thành khoảng 76% dự báo cho cả năm, tương tự mức bình quân trong lịch sử.

Goldman cũng nhận thấy một số chính sách sẽ hỗ trợ các thị trường khu vực và kỳ vọng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ ổn định trở lại sau loạt số liệu thất vọng của tháng 8.

Bên cạnh đó, giá dầu thấp hơn cũng đang có lợi cho các quốc gia như Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan.

Goldman khuyến nghị ưu tiên đầu tư ở mức cao nhất (overweight) đối với các thị trường Trung Quốc, Ấn Độ và Đài Loan; và thấp nhất (underweight) đối với các thị trường Australia, Hồng Kông và Malaysia. Được biết, overweight nghĩa là đầu tư vào một quốc gia với tỷ lệ của tổng danh mục (tỷ lệ danh mục) cao hơn tỷ lệ đại diện của quốc gia đó trong chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản).

Phước Phạm (Theo CNBC)

Các tin tức khác

>   Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ ngày “chia tay” QE (30/10/2014)

>   Dow Jones nhảy vọt qua mốc 17,000; S&P 500 vượt trung bình động 50 ngày (29/10/2014)

>   Phố Wall “dùng dằng” sau tuần tăng điểm mạnh (28/10/2014)

>   Marissa Mayer chưa thể thở phào (27/10/2014)

>   Phố Wall có tuần tăng điểm ngoạn mục nhất gần 2 năm (25/10/2014)

>   Lợi nhuận của Yahoo tăng nhờ vụ bán cổ phiếu của Alibaba (24/10/2014)

>   Honda gặp khó khăn khi phải nhiều lần triệu hồi xe lỗi (24/10/2014)

>   Phố Wall bay cao nhưng rút khỏi đỉnh sau nghi ngờ nhiễm Ebola (24/10/2014)

>   Không phớt lờ tin xấu (23/10/2014)

>   Chứng khoán Mỹ 23/10: Giảm theo dầu mỏ (23/10/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật