Thứ Năm, 30/10/2014 10:26

Ì ạch mặt bằng, khu công nghệ cao Hoà Lạc tiếp tục được “ưu ái”

Thủ tướng Chính phủ vừa chấp thuận một số đề xuất của UBND thành phố Hà Nội về áp dụng cơ chế đặc thù đối với dự án khu công nghệ cao Hoà Lạc và Đại học Quốc gia Hà Nội.

* Mũi nhọn cho kinh tế Hà Nội?

* Vốn đăng ký tại Khu công nghệ Hòa Lạc đạt 54.000 tỷ đồng

* Khu công nghệ cao Hoà Lạc 15 năm chưa xong mặt bằng

Vốn giải phóng mặt bằng cho khu công nghệ cao Hoà Lạc hiện nay còn thiếu hơn 6.000 tỷ đồng.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ cho phép UBND thành phố Hà Nội thực hiện cơ chế đặc thù trong công tác giải phóng mặt bằng của hai dự án nói trên.

Cụ thể, UBND thành phố Hà Nội tiếp tục được thực hiện cơ chế đặc thù trên và một số nội dung mới, như phạm vi áp dụng cả dự án đất dịch vụ, dự án khớp nối hạ tầng; đối tượng hưởng bồi thường, tái định cư; một số chính sách bồi thường, hỗ trợ về đất thực hiện giải phóng mặt bằng.

Trước đó, vào cuối tháng 8/2014, Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý cho phép dự án trên được thực hiện cơ chế đặc thù về việc xác định mốc thời điểm thu hồi đất, chủ sử dụng đất, tài sản và hồ sơ quản lý đất đai hiện có làm căn cứ lập phương án bồi thường và việc thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng.

Thủ tướng cũng giao UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát các cơ chế, chính sách nói trên với các quy định pháp luật mới được ban hành hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; đề xuất bổ sung đồng bộ các cơ chế đặc thù để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư.

Dự án khu công nghệ cao Hòa Lạc được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập năm 1998. Diện tích theo quy hoạch của dự án là gần 1.590ha, trong đó diện tích không phải giải phóng mặt bằng là 117ha; diện tích giải phóng mặt bằng là 1.469ha, tuy nhiên đến nay mới chỉ giải phóng được khoảng 70% diện tích.

Hiện khu Công nghệ này đã thu hút được khoảng 70 dự án với tổng số vốn đầu tư hơn 56.000 tỷ đồng trên diện tích gần 354ha, trong đó có các dự án lớn như dự án Trường đại học FPT, dự án khu phần mềm FPT, dự án Trung tâm công nghệ cao của Viettel, dự án Trung tâm Vệ tinh quốc gia…

Bên cạnh đó, một số dự án quan trọng của Nhà nước cũng đang trong quá trình chuẩn bị triển khai như dự án Nhà máy tin tiền của Ngân hàng Nhà nước, dự án Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam-Hàn Quốc, dự án Trường đại học Việt-Nhật.

Bảo anh

vneconomy

Các tin tức khác

>   Nhà đất Bình Dương liệu có lên cơn sốt? (30/10/2014)

>   TPHCM muốn xây cầu Thủ Thiêm 2 vào đầu năm 2015 (30/10/2014)

>   Chung cư cũ: 10 năm cải tạo được 3% (29/10/2014)

>   Chỉ số giá bất động sản tăng nhẹ ở cả Hà Nội và TP.HCM (29/10/2014)

>   HUD đã “trả hết nợ” cho Hà Tĩnh (29/10/2014)

>   Công khai chủ đầu tư nhũng nhiễu, chậm làm sổ đỏ cho dân (29/10/2014)

>   NDN: Lãi 9 tháng gấp 3 lần kế hoạch cả năm (29/10/2014)

>   Cho người nước ngoài sở hữu nhà tại VN: Lợi nhiều hơn (29/10/2014)

>   Bất động sản Phát Đạt: Cuối năm sẽ là “nốt thăng”? (29/10/2014)

>   Đà Nẵng và Huế “cãi nhau” quanh một dự án (29/10/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật