Thứ Tư, 24/09/2014 10:02

Trading System Tuần 22 - 26/09: Khả năng điều chỉnh bắt đầu tăng lên

Các tín hiệu từ mô hình cho thấy khả năng điều chỉnh bắt đầu tăng lên. Thanh khoản cũng chững lại và rơi xuống dưới mức trung bình 20 phiên cho thấy nhà đầu tư phần nào đã thận trọng trở lại và hạn chế giao dịch trong ngắn hạn. Vì vậy, việc đua lệnh mua vào ở các mức giá cao là không cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Phân tích các Trading System để xác định xu hướng, dự báo các điểm đảo chiều và chiến lược đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chúng tôi sử dụng VS 100 để phân tích nhằm hạn chế các tín hiệu nhiễu từ các chỉ số VN-Index và HNX-Index.

Directional Movement System

Xu hướng: Giảm dài hạn – Giảm ngắn hạn

Sub-Indicator: Trạng thái Tăng đã chuyển sang Giảm trong ngắn hạn. Tuy nhiên, hai đường +DI và -DI đang ở khá gần nhau nên khả năng có những tín hiệu bất ngờ là khá lớn. Rủi ro diều chỉnh ngắn hạn đang tăng lên dù không quá cao.

Điểm đáng lo ngại nhất là ADX giảm mạnh và đã rơi xuống dưới mức 20. Nếu đà giảm vẫn giữ vững thì ADX có thể rơi xuống dưới mốc 15 trong thời gian tới. Vì vậy, tình trạng No Trade Zone có thể sẽ duy trì trong thời gian tới và điều này cũng góp phần cho thấy xu hướng đang rất yếu.

MA, BBs & PSAR

Xu hướng: Tăng

Sub-Indicator: Mô hình vẫn chưa cho tín hiệu bán. Điều này cho thấy đà tăng có thể vẫn còn duy trì trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đường Parabolic SAR đã cho tín hiệu bán trở lại trong 2 tuần qua nên thị trường có thể xuất hiện những phiên rung lắc mạnh trong thời gian tới.

Giá đang dao động xoay quanh đường middle của Bollinger Bands trong những phiên gần đây. Nếu phá vỡ ngưỡng này thì nguy cơ điều chỉnh sâu sẽ tăng lên.

MACD & STO

Xu hướng: Giảm

Sub-Indicator: Mô hình đã cho tín hiệu bán cách đây 2 tuần. Điều này cho thấy đà tăng có thể sẽ chững lại trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, khối lượng cũng không còn bứt phá mạnh và liên tục nữa trong các phiên giao dịch gần đây cho thấy lực cầu đang chững lại.

Chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho bán trở lại và rơi khỏi vùng overbought nên khả năng tăng trưởng của thị trường không quá lớn.

RMO Trade Mode

Xu hướng: Giảm

Sub-Indicator: Hai đường Swing Trd 2 và Swing Trd 3 đã cho bán trở lại và có thể gia tăng khoảng cách trong những phiên tới. Điều này cho thấy xu hướng tăng trưởng trong ngắn hạn có nguy cơ bị đảo ngược.

Chỉ báo RMO giảm mạnh trong các phiên gần đây. Nếu chỉ báo này rơi xuống dưới đường 0 trong thời gian tới thì nhiều khả năng sẽ có sụt giảm sâu xảy ra.

Kết luận: Các tín hiệu từ mô hình cho thấy khả năng điều chỉnh bắt đầu tăng lên. Thanh khoản cũng chững lại và rơi xuống dưới mức trung bình 20 phiên cho thấy nhà đầu tư phần nào đã thận trọng trở lại và hạn chế giao dịch trong ngắn hạn. Vì vậy, việc đua lệnh mua vào ở các mức giá cao là không cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Nguyễn Quang Minh

Các tin tức khác

>   Tuần 22 - 26/09: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (21/09/2014)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 22 – 26/09/2014 (21/09/2014)

>   Ngày 18/09: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (18/09/2014)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu "nóng": PVB - CTCP Bọc Ống Dầu Khí Việt Nam (17/09/2014)

>   Ngày 16/09: 10 cổ phiếu "nóng" dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (16/09/2014)

>   Tuần 15 - 19/09: 10 cổ phiếu "nóng" dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (14/09/2014)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 15 – 19/09/2014 (14/09/2014)

>   Ngày 11/09: 10 cổ phiếu ”nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (11/09/2014)

>   Cổ phiếu Thủy sản: Rủi ro điều chỉnh ngắn hạn? (11/09/2014)

>   PTKT phiên chiều 09/09: Lực cầu bắt đáy duy trì mức cao (09/09/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật