Thứ Bảy, 20/09/2014 10:33

Nỗi buồn cao su

Kỳ 1: Lợi nhuận, doanh thu... tụt dần đều

Trong 7 tháng đầu năm nay, lượng mủ bán ra của Cty CP Cao su Hòa Bình giảm gần 2.000 tấn mủ và doanh thu giảm gần 150 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự, hàng loạt Cty cao su khác ở khu vực Đông Nam bộ cũng đang héo mòn khi nhìn doanh thu, lợi nhuận sụt giảm từ 20 – 30% mà chưa tìm được giải pháp khả thi.

* Khi giá cao su chạm đáy

* Xuất khẩu cao su có thể “thất bát” cả năm

* Tìm giải pháp tiêu thụ cao su trong nước

Thu hoạch mủ cao su tại xã Bình Sơn (huyện Long Thành, Đồng Nai)

Với diện tích cây cao su chiếm đến 64% tổng diện tích cao su của cả nước, Đông Nam bộ được xem là mỏ “vàng trắng”, là thủ phủ của cây cao su. Dù vậy, do chỉ xuất thô nên sau bao nhiêu năm tham gia thị trường, DN và nông dân nơi đây vẫn không thể chủ động được giá bán.

Giảm... toàn diện

Trong 3 năm trở lại đây, đặc biệt là từ đầu năm 2014 đến nay, thị trường cao su diễn biến theo đà giảm mạnh ở mọi phương diện, từ giá thu mua, xuất khẩu đến sự sụt giảm nhanh về sản lượng xuất khẩu, doanh thu, lợi nhuận và cả diện tích cao su. Theo bà Nguyễn Thị Gái, TGĐ TCty cao su Đồng Nai, cho biết: “Năm 2013, giá XK cao su là 64 triệu đồng/tấn, nhưng 8 tháng của năm 2014, giá XK bình quân chỉ còn 43 triệu đồng/tấn. Giá cao su xuất khẩu trong thời gian tới có khả năng tiếp tục giảm”. Cũng theo bà Gái, mức giảm giá xuất khẩu quá lớn khiến TCty cao su Đồng Nai gặp không ít khó khăn bởi lượng xuất khẩu hiện chiếm khoảng 60% sản lượng cao su của TCty.

Tương tự, nhiều Cty cao su khác cũng giảm lãi khá mạnh. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II của Cty cổ phần cao su Đồng Phú (Mã CK: DPR), 6 tháng đầu năm, lãi sau thuế 74,8 tỷ đồng, giảm 52% so với cùng kỳ 2013. Nguyên nhân khiến lợi nhuận thấp là giá cao su giảm gần 30% so với cùng kỳ. Mức bán bình quân quý II chỉ 39,3 triệu đồng một tấn, thấp hơn so với kế hoạch đề ra và giảm mạnh so với 2013 là 55,7 triệu đồng một tấn.

Thê thảm hơn, Cty cổ phần cao su Thống Nhất (TNC) chỉ đạt doanh thu 30,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ đạt 73,8 tỷ đồng. Nguồn thu từ mủ cao su nửa năm chỉ đạt 22,9 tỷ đồng, giảm 46% so với cùng kỳ. Theo đó, lợi nhuận sau thuế 6 tháng Cty chỉ đạt 11,3 tỷ đồng, giảm 55,3% so với năm ngoái.

Suy yếu vì xuất thô

Do chỉ xuất cao su thô nên DN và nông dân không thể chủ động được giá bán.

Sự bị động về giá hay việc giảm sút hiệu quả hoạt động của ngành cao su nói chung thực ra đã được cảnh báo từ nhiều năm trước nhưng nguyên nhân chính là tình trạng xuất thô vẫn còn kéo dài cho đến nay.Theo các chuyên gia, do phải qua nước thứ 2 để chế biến, sau đó mới xuất khẩu tiếp nên lợi nhuận phần lớn nằm trong khâu chế biến sâu, nông dân và DN trong nước không được hưởng.

Ở Đông Nam bộ, sản lượng cao su đạt từ 2 tấn đến 2,5 tấn/héc ta, cao gấp rưỡi so với khu vực Tây Nguyên và cao gấp đôi so với khu vực Tây Bắc. Đây cũng là nơi tập trung nhiều nhà máy chế biến có quy mô lớn, có máy móc hiện đại nhất cả nước. Tuy nhiên, những nhà máy chế biến ở Đông Nam bộ cũng chỉ giải quyết được 10% sản lượng mủ cao su trong khu vực. Các Cty chế biến chủ yếu là sơ chế mủ trước khi xuất khẩu.

Một thực tế khác là lĩnh vực chế biến mủ cao su thành sản phẩm tiêu dùng tại Đông Nam bộ mới chỉ có lác đác vài DN như nệm Vạn Thành, nệm - gối Đồng Phú, săm lốp Casumina, găng tay Khải Hoàn. Thực tế này cho thấy, vì thiếu, vì yếu kém trong khâu chế biến nên sản phẩm cao su của các DN xuất khẩu ra nước ngoài luôn có giá trị thấp hơn so với những nước xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới là Thái Lan, Indonesia và Malaysia.

Còn đại diện Cty Cao su Phú Riềng khẳng định: “Với giá bán cao su như hiện nay thì chỉ hòa vốn, vun vén khéo may ra lấy công làm lời chút đỉnh. Vì thế, chúng ta buộc phải tính toán lại cơ cấu sản phẩm theo hướng chế biến sâu mới hạn chế được khó khăn. Tôi được biết, nhiều nước đã tạo giá trị gia tăng cho cao su chế biến sâu từ 8 – 10 lần, đặc biệt cao su kỹ thuật thì giá trị tăng có thể lên tới 18 – 20 lần”.

Chuyện đầu tư cho chế biến sâu không phải là chuyện mới nhưng là chuyện không dễ. Hiện tại, nhiều địa phương ở Đông Nam bộ đang tăng cường thu hút những DN đầu tư máy móc hiện đại trong khâu chế biến mủ cao su như một giải pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, để có thể hình thành được ngành công nghiệp chế biến sâu sản phẩm cao su hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là cần giải pháp đồng bộ từ các cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền địa phương, DN và người nông dân.

(còn tiếp)

Hoàng Châu

diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   BHS: BCTC KT giai đoạn 01-01-2014 đến 30-06-2014 (19/09/2014)

>   BHS: BCTC HN KT giai đoạn 01-01-2014 đến 30-06-2014 (19/09/2014)

>   BTT: Chuyển địa điểm Trụ sở chính (19/09/2014)

>   APS: 25/09 GDKHQ dự ĐHĐCĐ bất thường về việc sáp nhập Chứng khoán Sen Vàng (19/09/2014)

>   BHS: Quyết định thông qua BCTC KT giai đoạn 01/01/2014 đến 30/06/2014 (19/09/2014)

>   BHS: Giải trình chênh lệch số liệu trước và sau kiểm toán giai đoạn 01-01-2014 đến 30-06-2014 (19/09/2014)

>   MWG: Báo cáo tóm tắt kết quả kinh doanh tháng 08/2014 (19/09/2014)

>   MWG: Lãi ròng 8 tháng 423 tỷ đồng, đạt 97% kế hoạch (19/09/2014)

>   TTF: Đính chính BCTC soát xét bán niên năm 2014 (19/09/2014)

>   BHS: 29/09 GDKHQ dự ĐHĐCĐ thường niên niên độ 2014 (19/09/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật