Thứ Sáu, 05/09/2014 16:09

Nhà đầu tư ngoại "gửi vàng", ASEAN tăng sức đối trọng TQ?

Các nhà đầu tư từ Mỹ đến châu Âu đang tìm tới thị trường tiêu dùng châu Á lớn mạnh. ASEAN liệu có trở thành đối trọng tương lai của Trung Quốc?

Theo Forbes, dù ASEAN vẫn còn nhiều thách thức cần phải giải quyết như nguồn nhân lực, kỹ năng lao động... nhưng theo đánh giá của giới chuyên gia đầu tư vào Đông Nam Á vẫn hấp dẫn hơn Trung Quốc.

Singapore đang thu hút đầu tư từ nhiều công ty tại Mỹ và châu Âu

Theo giới phân tích, nhờ lợi thế kinh tế tăng trưởng cao, thị trường tiêu dùng sáng sủa của các nước ASEAN đang là “lực hút” các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong khi đó, Trung Quốc đang phát triển chậm lại với tốc độ 7,5%, từ trung bình 13% mỗi năm từ thập niên 90. Lương tăng với tốc độ 2 chữ số cũng làm giảm lợi thế nhân công rẻ trước đây. Chi phí bất động sản, điện-nước và cả thuế doanh nghiệp cũng đang tăng đáng kể.

Trung Quốc sẽ vẫn là công xưởng của thế giới và là thị trường quan trọng với các công ty. Tuy nhiên, đã đến lúc các hãng sản xuất mở rộng tầm nhìn ra toàn cầu và thị trường Trung Quốc không còn là điểm đến hấp dẫn số 1.

Dân số ASEAN hiện là 600 triệu người và vẫn đang tăng nhanh. Năm 2013, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào 5 nền kinh tế lớn nhất khu vực lần đầu tiên vượt Trung Quốc (128,4 tỷ USD so với 117,6 tỷ USD).

Nếu gộp làm một quốc gia, ASEAN sẽ là nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới với GDP 2.400 tỷ USD. Đây cũng hiện là khu vực xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới, đóng góp 7% kim ngạch toàn cầu toàn cầu.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ASEAN cũng đang gia tăng. Trong bối cảnh đó thì nhà đầu tư ngoại lại đang rút vốn tháo chạy khỏi Trung Quốc. Thông tin được Bộ Thương mại Trung Quốc (MOC) cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2014, nguồn FDI trừ phần đầu tư cho lĩnh vực tài chính chỉ là 71,14 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo nguồn tin từ quốc gia này, chính sự nghi ngại việc chính phủ Trung Quốc phát động chiến dịch chống độc quyền, định giá và điều tra các công ty nước ngoài trong các lĩnh vực từ sản xuất ôtô, dược phẩm tới sữa dành cho trẻ em khiến nguồn vốn FDI vào nước này sụt giảm.

Giới chuyên môn cho rằng đây là một trong những biểu hiện của sự bất ổn đối với nền kinh tế Trung Quốc bởi không chỉ nguồn vốn ngoại rút khỏi thị trường này mà kể cả nguồn vốn nội cũng đang tìm đường hướng ngoại.

Bởi trước đó đã có làn sóng những người siêu giàu đang di cư từ Trung Quốc sang các quốc gia khác.

ASEAN sẽ trở thành đối trọng của Trung Quốc

Trong khi đó, tháng 5/2014, một bài viết trên tờ “Học giả kinh tế” (The Economist) của Anh đặt vấn đề ASEAN sẽ là đối thủ của Trung Quốc trong tương lai.

Theo các học giả này, thách thức trực tiếp đối với địa vị độc tôn của Trung Quốc không phải là một vài kẻ cạnh tranh nhỏ, nhặt nhạnh những “mảnh vụ thị trường”, mà là “bức tường đồng vách sắt” trước cửa nhà Trung Quốc, đó chính là Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community - AEC), dự kiến ​​sẽ được thành lập vào năm tới.

Bắt đầu từ năm 2015, AEC đặt mục tiêu tạo ra một thị trường chung duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề; từ đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực; tạo sự hấp dẫn với đầu tư, kinh doanh từ bên ngoài.

Để thành một thị trường chung, một cơ sở sản xuất và phân phối thống nhất, AEC sẽ thực hiện tự do luân chuyển năm yếu tố căn bản: Nguồn vốn, hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động lành nghề, dựa trên và nâng cao những cơ chế liên kết kinh tế hiện có của ASEAN và bổ sung thêm hai nội dung mới là tự do di chuyển lao động và di chuyển vốn.

AEC sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ cho các nền kinh tế thành viên; hòa trộn nền kinh tế của 10 quốc gia thành viên thành một khối sản xuất, thương mại và đầu tư, tạo ra thị trường chung của một khu vực có dân số 600 triệu người và tổng sản lượng (GDP) hàng năm khoảng 2.000 tỉ USD.

Có thể nhận định là sau năm 2015, sẽ nổi lên vai trò cốt lõi của ASEAN như là một trung tâm hội nhập kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Điều này sẽ có những tác động lớn lao đến các lĩnh vực khác như chính trị, quân sự, văn hóa-xã hội trong nội khối.

Hiện trong nội bộ ASEAN hiện có những quan điểm và cách hành xử khác nhau trong quan hệ với Trung Quốc, tất cả những điều đó đều xuất phát từ nguyên nhân kinh tế. Bắc Kinh đã sử dụng con bài viện trợ, đầu tư, hợp tác để “mua chuộc” thái độ chính trị của một số quốc gia.

Vì vậy, nếu ASEAN giải quyết được bài toán kinh tế, giúp các nước giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc thì mới tạo được sự đồng thuận cao trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền giữa một số nước nội khối với Trung Quốc, đồng thời cũng làm hạn chế sự lũng đoạn về kinh tế của Bắc Kinh.

Khi đó, khó có thể nghi ngờ khả năng trở thành đối trọng với Trung Quốc của cộng đồng ASEAN.

Thái An

đất việt

Các tin tức khác

>   Chính phủ Argentina nỗ lực thực hiện biện pháp chống lạm phát (05/09/2014)

>   Nền kinh tế Trung Quốc trước nguy cơ sụp đổ? (05/09/2014)

>   Dầu giảm hơn 1% sau số liệu của EIA, dự trữ khí thiên nhiên vẫn dồi dào (05/09/2014)

>   Vàng giảm do USD tăng sau động thái bất ngờ của ECB (05/09/2014)

>   EU sẽ "cấm cửa" các tập đoàn dầu khí Nga huy động vốn ở châu Âu (05/09/2014)

>   Chính phủ Indonesia phát hành đợt trái phiếu Hồi giáo kỷ lục (05/09/2014)

>   ECB bất ngờ hạ đồng loạt các mức lãi suất và chưa đề cập đến QE, EUR lao dốc (04/09/2014)

>   Đồng USD đang siêu mạnh (04/09/2014)

>   Dầu Nymex hồi sinh từ đáy 7 tháng trước thông tin ngừng bắn (04/09/2014)

>   Vàng hồi sinh từ đáy 11 tuần, palladi rút lui trước tiến triển tại Ukraina (04/09/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật