Thứ Hai, 15/09/2014 16:31

Lời hứa của ECB giống như một canh bạc

Bằng cách hứa hẹn sẽ tăng tốc trong việc in tiền, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tạo ra hy vọng cho thị trường châu Âu cuối cùng đã có thể bắt đầu vượt qua những thách thức kinh tế. Tuy nhiên, ECB đang đặt một canh bạc lớn trong việc chỉ đạo việc kích thích tại một thị trường chứng khoán rất phức tạp vốn trong nhiều năm đã phải vật lộn để có thể đứng trở lại trên đôi chân của mình.

Chủ tịch ECB thực hiện lời hứa

Ông Mario Draghi, Chủ tịch ECB hôm 4/9 cho biết, vào tháng 10 tới sẽ mua các chứng khoán bảo đảm bằng tài sản (ABS) và trái phiếu đảm bảo từ hệ thống ngân hàng với kỳ vọng động thái này sẽ gia tăng thanh khoản cho hệ thống tài chính và khôi phục hoạt động cho vay.

Ông Mario Draghi không nói rõ khối lượng chứng khoán mà ECB sẽ mua vào. Tuy nhiên, việc mua bán có thể bổ sung một khoản tiền đáng kể ước tính từ 1 nghìn đến 1,3 nghìn tỷ euro. Với tuyên bố này, ông Draghi đang ngụ ý rằng rằng ECB đã được chuẩn bị để chi tiêu và thực hiện lời cam kết đưa ra cách đây 2 năm là “làm mọi thứ có thể để cứu Eurozone” thoát khỏi một cuộc khủng hoảng mới.

"Điều này rất có ý nghĩa", ông Antonio Garcia Pascual, nhà kinh tế gia trưởng khu vực đồng euro tại Barclays cho biết. "Ông ấy chắc chắn sẽ cung tiền ra thị trường”.

Kế hoạch mua trái phiếu trên là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế của châu Âu: một sự suy giảm trong cho vay của ngân hàng. Theo Ngân hàng Hoàng gia Scotland, các khoản vay của các công ty đã giảm 740 tỷ euro kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra vào năm 2008. Đáng chú ý, một tỷ lệ cho vay sụt giảm mạnh trong hai năm qua, trong khi đó, hoạt động cho vay đã phát triển mạnh tại Mỹ.

Chương trình mua trái phiếu của châu Âu có thể giúp mở tín dụng bằng cách giải phóng khả năng cho vay của các ngân hàng. Về bản chất, chương trình sẽ cố gắng mở rộng các kênh cho vay để nhằm giúp nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) lấy lại sức mạnh như trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng năm 2008. Trong một quá trình được gọi là chứng khoán hóa, ngân hàng cho vay và quy các khoản vay này thành trái phiếu, sau đó bán cho các nhà đầu tư như các quỹ tương hỗ, quỹ lương hưu và các quỹ đầu tư. Từ kênh này có thể rót tiền từ các trái chủ cho các cá nhân và công ty vay tiền.

Một trong những lợi thế lớn nhất là các ngân hàng đã thực sự có thể nhanh chóng bán các khoản cho vay, giải phóng được nguồn tài chính để cho vay nhiều hơn.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường chứng khoán trong năm 2008, khi các ngân hàng đã lạm dụng thị trường bằng cách sử dụng quá trình này để cho vay khoản vay thế chấp chất lượng kém. Chứng khoán hóa đã xuất hiện dưới một số hình thức cho vay ở Mỹ. Nhưng tại Châu Âu vẫn thấp hơn mức trước khủng hoảng. Kết quả là, các nước tại Lục địa già thậm chí còn phụ thuộc nhiều hơn vào ngân hàng của mình, nhiều nước đang phải vật lộn với các khoản nợ xấu và phải đối mặt với bài kiểm tra ngân hàng vào mùa thu này. Tuy nhiên, kế hoạch mua chứng khoán và trái phiếu này, về mặt lý thuyết, có thể xoay chuyển tình thế.

Các ngân hàng sẽ bán số lượng lớn trái phiếu vốn được ECB hỗ trợ cho vay, thu tiền mặt sau đó có thể sử dụng để cho vay. Và ngay cả khi các ngân hàng không có đủ lượng tiền cho vay mới, bán các khoản vay cũ với giá ưu đãi có thể giúp các ngân hàng đáp ứng được bất cứ mục tiêu về vốn mới có thể sẽ có trong các bài kiểm tra ngân hàng (stress tests).

Ngân hàng trung ương mua trái phiếu cũng có thể kích thích hệ thống theo những cách khác. Nó làm giảm tỷ lệ lãi suất trên toàn hệ thống và mang cho các nhà đầu tư mới vào thị trường tín dụng, tăng lượng tiền cho vay.

Sáng kiến của ECB liệu có giúp được châu Âu?

“Những sáng kiến của Draghi vừa công bố là một bước quan trọng hướng tới sửa chữa hệ thống tài chính của châu Âu", Jason Walker, một nhà quản lý danh mục đầu tư của CQS - một quỹ phòng hộ Anh cho biết. Công ty này với một quỹ 2 tỷ USD thường đầu tư vào các loại chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản trong tuần qua đã tăng cường mua vào loại tài sản này.

Hành động của các ngân hàng trung ương có thể tạo ra lợi ích đặc biệt đối với các quỹ đầu tư và các công ty cổ phần tư nhân, vốn đã chi ra hàng tỷ đô la để thu gom các tài sản nợ xấu tại châu Âu. Họ đã có một thời gian khá dài không tìm ra con đường đầu tư hiệu quả các ngân hàng đang nắm giữ nhiều tài sản đã không muốn bán tháo.

Ông Draghi nói rằng, chi tiết của kế hoạch này sẽ được công bố trong đầu tháng 10 và kế hoạch thu mua sẽ bắt đầu. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, kế hoạch mua chứng khoán và trái phiếu của ECB có thể thất bại và nó cũng quá nhỏ để tạo nên sự khác biệt cho nền kinh tế châu Âu.

Dù ngân hàng trung ương quyết định về quy mô thu mua, nhưng chương trình này phần nào bị hạn chế bởi sự nhỏ bé của các thị trường châu Âu đối với trái phiếu được hỗ trợ cho vay. Ví dụ, có khoảng 2 nghìn tỷ USD trái phiếu ở châu Âu được hỗ trợ bởi các khoản vay, bao gồm cả chứng khoán thế chấp.

ECB cho biết họ cũng sẵn sàng mua trái phiếu được bảo hiểm, trong đó có chứng khoán được hỗ trợ bởi dòng tiền từ các khoản vay còn lại trên sổ sách của ngân hàng. Có khoảng 2.700 tỷ USD trái phiếu được bảo hiểm gắn liền với tài sản thế chấp.

Và mua trái phiếu chỉ có thể tạo ra một loạt các thị trường đầu cơ mà không có tác động nhiều cho nền kinh tế thực sự của châu Âu và tạo ra ấn tượng rằng các nhà hoạch định chính sách đang đạt được tiến bộ khi chia rẽ sâu xa vẫn tồn tại giữa các quốc gia châu Âu.

"Nếu giá tài sản tăng đồng loạt, trong hoàn cảnh chính trị ở châu Âu hiện nay, mối quan tâm của tôi là nó không được bảo đảm và thực tế là các nước tại châu Âu bị chia rẽ bởi chính sách của ECB", Mark Jurish - Nhà tư vấn của Larch Lane nói.

Các ngân hàng châu Âu có thể sẽ không cho vay tiền vì một số lý do hợp lý. Độ tin cậy của các công ty châu Âu có thể quá thấp đối với một số ngân hàng

Nhưng ngay cả khi việc mua trái phiếu hỗ trợ cho vay bị thiếu hụt, ông Draghi vẫn có lựa chọn khác. ECB cũng có thể bắt đầu mua trái phiếu chính phủ, giống như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã làm trong thời gian qua được biết đến với tên gọi là nới lỏng định lượng.

“Nếu phải làm nhiều hơn thì họ sẽ phải tiến hành một chương trình nới lỏng tiền tệ toàn diện bao gồm cả phát hành trái phiếu chính phủ”, ông Garcia Pascual làm việc tại Barclays cho biết.

Mỹ Hạnh

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Trung Quốc sắp khủng hoảng kiểu Nhật (15/09/2014)

>   Ngân hàng Trung Quốc vỡ nợ 4 tỷ nhân dân tệ (14/09/2014)

>   Dầu rớt 1%/tuần trước sức ép từ đồng USD mạnh và nhu cầu yếu kém (13/09/2014)

>   Nếu độc lập, Scotland sẽ cần một lượng dự trữ đồng bảng lớn (13/09/2014)

>   Mỹ cấm làm ăn với đại gia ngân hàng, dầu khí Nga (13/09/2014)

>   Kinh tế Nhật trông chờ vào phụ nữ (13/09/2014)

>   Vàng chìm gần 3% trong tuần lao dốc thứ 5 liên tiếp (13/09/2014)

>   Pháp khó thực hiện được mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách (12/09/2014)

>   Goldman Sachs: Kinh tế các nước Đông Nam Á vẫn sáng sủa (12/09/2014)

>   HP đối mặt án phạt gần 59 triệu USD vì hối lộ quan chức Nga (12/09/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật